Bài 20. Chế tạo nam châm điện đơn giản

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

TÓM TẮT LÝ THUYẾT




CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 96 SGK KHTN 7 

Hình trên là nam châm của cần cẩu dọn rác kim loại. Nhờ nam châm này cần cẩu có thể lấy rác kim loại là hợp kim của sắt, ở đống rác và di chuyển đến các thùng xe chở rác rồi thả xuống. Nhiều khi rác là những tấm kim loại lớn, nặng hàng trăm kilôgam. Nam châm ở cần cẩu có phải là loại nam châm vĩnh cửu mà ta đã học không? Tại sao?

Lời giải

Nam châm ở cần cẩu không phải là loại nam châm vĩnh cửu mà ta đã học. Vì nam châm vĩnh cửu luôn hút các kim loại là hợp kim của sắt chứ không thể hút rồi thả xuống tùy ý được.


I. Nam châm điện

Trả lời câu hỏi trang 96 SGK KHTN 7 

* Câu hỏi và bài tập

Làm cách nào biết ống dây đã trở thành nam châm điện?

Lời giải

Để xác định ống dây đã trở thành nam châm điện ta đóng công tắc K để dòng điện chạy qua và thử bằng cách đưa lại gần 1 mẩu sắt nhỏ, nếu bị hút thì ống dây đã trở thành nam châm


II. Chế tạo nam châm điện đơn giản

Trả lời câu hỏi trang 97 SGK KHTN 7 

* Hoạt động

Cách làm:

Dùng đoạn dây đồng đường kính 0,2 mm quấn xung quanh một ống nhựa, luồn vào trong một chiếc đinh sắt dài, nối hai đầu dây với nguồn điện (pin) qua một công tắc điện như Hình 20.2.

Tiến hành thí nghiệm:

Lần lượt thực hiện các động tác:

- Đóng công tắc điện; kiểm tra xung quanh nam châm điện có từ trường không?

- Ngắt công tắc điện; kiểm tra xung quanh nam châm còn từ trường không?

- Thay đổi nguồn điện (bằng cách tăng số pin), đóng công tắc điện; dùng các ghim giấy bằng sắt để kiểm tra xem lực từ của nam châm thay đổi như thế nào (nếu nam châm hút được nhiều ghim giấy bằng sắt hơn thì lực từ mạnh hơn).

- Thay đổi cực của nguồn điện; dùng kim nam châm thử để kiểm tra xem chiều từ trường có thay đổi không?

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 20 | Soạn KHTN 7 Bài 20 ngắn nhất - Kết nối TT

Lời giải

- Đóng công tắc điện: Xung quanh nam châm điện có từ trường.

(Kiểm tra bằng cách đặt một kim nam châm lại gần nam châm điện. Ta thấy kim nam châm bị lệch đi so với phương ban đầu ⇒ Xung quanh nam châm điện có từ trường).

- Ngắt công tắc điện: Xung quanh nam châm điện không còn từ trường.

(Kiểm tra bằng cách đặt một kim nam châm lại gần nam châm điện. Ta thấy kim nam châm không bị lệch đi so với phương ban đầu ⇒ Xung quanh nam châm điện không còn từ trường).

- Khi tăng số pin và đóng công tắc điện thì thấy nam châm hút được nhiều ghim giấy bằng sắt hơn ⇒ lực từ mạnh hơn.

- Thay đổi cực của nguồn điện thì chiều của từ trường cũng thay đổi.

Trả lời câu hỏi trang 97 SGK KHTN 7 

* Câu hỏi và bài tập

Từ kết quả thí nghiệm rút ra kết luận gì về từ trường của nam châm điện

Lời giải

Kết luận:

Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian dòng điện chạy trong ống dây

Dòng điện thay đổi thì từ trường của nam châm điện thay đổi.


BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA




SÁCH BÀI TẬP


Câu 1: Thiết bị nào dưới đây sử dụng nam châm điện?

A. Tủ lạnh.

B. Máy lọc nước.

C. Chuông điện.

D. Bóng đèn điện.

Câu 2: Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non? 

A. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non 

B. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu

C. Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện 

D. Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi

Câu 3: Cách nào dưới đây không làm thay đổi lực từ của nam châm điện?

A. Thay đổi cường độ dòng điện chạy qua ống dây.

B. Thay đổi số vòng dây của nam châm điện.

C. Thay đổi chiều dài ống dây của nam châm điện.

D. Thay đổi chiều dòng điện của nam châm.

Câu 4: Để chế tạo một nam châm điện mạnh ta cần điều kiện gì? 

A. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng thép 

B. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng sắt non

C. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có ít vòng, lõi bằng sắt non 

D. Cường độ dòng điện qua ống dây nhỏ, ống dây có ít vòng, lõi bằng thép

Câu 5: Cấu tạo nam châm điện bao gồm

A. Ống dây dẫn và một thỏi sắt non lồng vào trong lòng ống dây.

B. Ống dây dẫn và một thanh nam châm lồng vào trong lòng ống dây.

C. Một ống nhựa và một lõi sắt non lồng vào trong lòng ống.

D. Một ống nhựa và một thanh nam châm lồng vào trong lòng ống.

Câu 6: Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu, rơle điện từ có tác dụng từ? 

A. Làm bật một lò xo đàn hồi gõ vào chuông 

B. Đóng công tắc của chuông điện làm cho chuông kêu 

C. Làm cho cánh cửa mở đập mạnh vào chuông 

D. Làm cho cánh cửa rút chốt hãm cần rung chuông

Câu 7: Nam châm điện là ứng dụng của tính chất nào?

A. Từ trường xung quanh nam châm vĩnh cửu.

B. Từ trường xung quanh Trái Đất.

C. Từ trường xung quanh dòng điện.

D. Từ trường xung quanh thanh đồng.

Câu 8: Khi tăng độ lớn dòng điện chạy qua nam châm điện thì độ lớn lực từ của nam châm điện

A. Giảm.

B. Tăng.

C. Không thay đổi.

D. Luôn phiên tăng giảm.

Câu 9: Khi có dòng điện chạy qua nam châm điện không hút được vật liệu nào sau đây?

A. Sắt.

B. Thép.

C. Đồng.

D. Niken.

Câu 10: Nam châm điện có cấu tạo gồm những thành phần nào? 

A. Nam châm vĩnh cửu và lõi sắt non 

B. Cuộn dây dẫn và lõi sắt non

C. Cuộn dây dẫn và nam châm vĩnh cửu 

D. Nam châm

Câu 11: Lõi của nam châm điện được làm bằng

A. Thép.

B. Gang.

C. Sắt non.

D. Đồng.

Câu 12: Cách nào để làm tăng lực từ của nam châm điện? 

A. Dùng dây dẫn to cuốn ít vòng 

B. Dùng dây dẫn nhỏ cuốn nhiều vòng

C. Tăng số vòng dây dẫn và giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây 

D. Tăng đường kính và chiều dài của ống dây

Câu 13: Cấu tạo của nam châm điện bao gồm: Ống dây dẫn, một thỏi sắt non lồng trong lòng ống dây, hai đầu dây nối với hai cực của nguồn điện, khi đổi cực của nguồn điện thì

A. Từ trường của nam châm điện đổi chiều.

B. Từ trường của nam châm điện mạnh lên.

C. Từ trường của nam châm điện yếu đi.

D. Xung quanh nam châm điện không có từ trường.

Câu 14: Vì sao trong các cần cẩu điện lại dùng nam châm điện mà không sử dụng nam châm vĩnh cửu? 

A. Dùng nam châm điện có thể tạo ra được lực hút rất lớn, đủ để hút các vật có khối lượng lớn lên 

B. Có thể điều chỉnh được độ lớn của lực hút (tăng hoặc giảm) 

C. Khi cần lấy các vật ra thì ta chỉ cần đóng ngắt mạch điện là được. 

D. Tất cả đều đúng.

Câu 15: Trong các thiết bị kể ra dưới đây, thiết bị nào có sử dụng nam châm điện? 

A. Bóng đèn dây tóc 

B. Bàn là điện 

C. Rơ le điện từ. 

D. La bàn 

Khi ta đổi cực của nguồn điện nối với hai đầu cuộn dây của nam châm điện thì dòng điện chạy qua cuộn dây đổi chiều làm cho từ trường của nam châm điện đổi chiều.

Câu 16: Cách nào dưới đây có thể làm tăng lực từ của một nam châm điện?

A. Dùng một dây dẫn to quấn ít vòng.

B. Dùng dây dẫn nhỏ quấn nhiều vòng.

C. Tăng số vòng dây và giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây.

D. Tăng đường kính và chiều dài của ống dây.

Câu 17: Để hút các mảnh kim loại ra khỏi bãi rác người ta sử dụng một cần cẩu có nam châm điện (như trên hình). Để lấy các mảnh kim loại này ra khỏi cần cẩu thì người ta sẽ: 

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản (có đáp án) - KNTT

A. Đảo chiểu dòng điện qua nam châm điện 

B. Ngắt điện, không cho dòng điện đi qua nam châm điện.

C. Sử dụng một nam châm có lực hút lớn hơn 

D. Tăng cường độ dòng chạy qua các vòng dây trong nam châm điện


Post a Comment

Previous Post Next Post