Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

TÓM TẮT LÝ THUYẾT


I. Đặc điểm nhận biết động vật có xương sống

- Động vật có xương sống có xương sống chạy dọc lưng.

- Động vật có xương sống gồm các lớp: Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Động vật có vú (Thú).

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống | Cánh diều

II. Sự đa dạng động vật có xương sống

1. Các lớp Cá

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống | Cánh diều

- Cá sống ở nước, di chuyển nhờ vây và hô hấp bằng mang

- Cá đẻ trứng

- Cá được chia làm hai lớp:

+ Lớp Cá sụn (bộ xương bằng chất sụn)

+ Lớp Cá xương (bộ xương bằng chất xương)

- Cá là nguồn thực phẩm thiên nhiên giàu đạm, nhiều vitamin, dễ tiêu hóa

- Da của một số loài cá có thể dùng để đóng giày, làm túi

- Cá ăn bọ gậy và ăn sâu bọ hại lúa

- Cá còn có thể nuôi làm cảnh

- Tuy nhiên, một số loài cá có thể gây ngộ độc chết người nếu ăn phải

2. Lớp Lưỡng cư

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống | Cánh diều

- Có đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn

- Có da trần, luôn ẩm ướt và dễ thấm nước

- Hô hấp bằng da và phổi

- Đẻ trứng và thụ tinh ở môi trường nước

- Lưỡng cư đa số không đuôi, di chuyển bằng 4 chân, nhưng vẫn có nhóm không chân

- Đa số động vật lưỡng cư có giá trị thực phẩm, có ích trong nông nghiệp

- Một số lưỡng cư có tuyến độc, nếu ăn phải có thể bị ngộ độc

3. Lớp bò sát

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống | Cánh diều

- Thích nghi với đời sống trên cạn

- Có da khô, phủ vảy sừng

- Hô hấp bằng phổi

- Đẻ trứng

- Bò sát có giá trị thực phẩm, dược phẩm, mỹ nghệ, xuất khẩu…

- Đa số bò sát có ích cho nông nghiệp do chúng tiêu diệt được sâu bọ, động vật có hại

- Một số loài bò sát có độc có thể gây hại cho con người

4. Lớp Chim

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống | Cánh diều

- Có lông vũ bao phủ cơ thể

- Đi bằng hai chân

- Chi trước biến đổi thành cánh

- Đẻ trứng

- Đa số các loài chim có khả năng bay lượn

- Một số loài chim không có khả năng bay nhưng lại chạy nhanh hoặc có khả năng bơi, lặn

- Chim có vai trò thụ phấn cho hoa, phát tán hạt, làm thực phẩm

- Tuy nhiên, chim cũng có thể là tác nhân truyền bệnh, phá hoại mùa màng

5. Lớp Động vật có vú (Thú)

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống | Cánh diều

- Có lông mao bao phủ khắp cơ thể

- Có răng

- Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

- Có loài thú đẻ con rồi nuôi con trong túi da ở bụng mẹ; có loài thú đẻ trứng

- Lớp Động vật có vú rất đa dạng về số lượng loài và môi trường sống

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống | Cánh diều

- Thú có vai trò quan trọng trong thực tiễn: cung cấp thực phẩm, sức kéo, làm cảnh, làm vật thí nghiệm, tiêu diệt động vật có hại cho nông, lâm nghiệp,…

- Tuy nhiên, một số loài thú là vật trung gian truyền bệnh.


CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA




BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA




SÁCH BÀI TẬP


Câu 1: Động vật có xương sống bao gồm:

A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú

B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú

C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú

D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú

Câu 2: Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?

A. Tôm, muỗi, lợn, cừu                     B. Bò, châu chấu, sư tử, voi

C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ                 D. Gấu, mèo, dê, cá heo

Câu 3: Cá heo trong hình bên là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?

Bài tập trắc nghiệm Đa dạng động vật có xương sống có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều

A. Cá                    B. Thú                  C. Lưỡng cư                   D. Bò sát

Câu 4: Cá cóc trong hình bên là đại biện của nhóm động vật nào sau đây?

Bài tập trắc nghiệm Đa dạng động vật có xương sống có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều

A. Cá                    B. Lưỡng cư                   C. Bò sát                        D. Thú

Câu 5: Loài cá nào dưới đây không phải là đại diện của lớp cá sụn?

A. Cá mập            B. Cá đuối            C. Cá voi              D. Cá nhám

Câu 1: Động vật có xương sống bao gồm:

A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú

B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú

C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú

D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú

Câu 2: Rắn sa mạc có đặc điểm gì để thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng?

A. Chui rúc vào sâu trong cát

B. Màu lông nhạt, giống màu cát

C. Di chuyển bằng cách quăng thân

D. Tất cả đặc điểm trên đều đúng

Câu 3: Đặc điểm của lạc đà thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng là

A. Có màu lông giống màu cát

B. Bướu mỡ

C. Chân cao, móng rộng, có đệm thịt dày

D. Tất cả các đặc điểm trên đúng

Câu 4: Sự đa dạng loài được thể hiện ở

A. Sự đa dạng về đặc điểm hình thái của từng loài

B. Số lượng loài

C. Sự đa dạng về đặc điểm tập tính của từng loài

D. Tất cả các ý trên đúng

Câu 5: Môi trường nào có đa dạng sinh học lớn nhất

A. Đới lạnh

B. Nhiệt đới khí hậu nóng ẩm

C. Hoang mạc đới nóng

D. Cả a và b đúng

Câu 6: Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?

A. Tôm, muỗi, lợn, cừu                     

B. Bò, châu chấu, sư tử, voi

C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ                 

D. Gấu, mèo, dê, cá heo

Câu 7: Lớp động vật nào dưới đây có khả năng hô hấp bằng hai cơ quan?

A. Bò sát

B. Cá

C. Lưỡng cư                   

D. Chim

Câu 8: Lớp mỡ rất dày ở chim cánh cụt có vai trò gì?

A. Dự trữ năng lượng chống rét.

B. Giúp chim giữ nhiệt cho cơ thể.

C. Giúp chim dễ nổi khi lặn biển.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 9: Loài cá nào dưới đây không phải là đại diện của lớp cá sụn?

A. Cá mập

B. Cá voi            

C. Cá đuối

D. Cá nhám

Câu 10: Số loài động vật trên Trái Đất là

A. 1,5 triệu loài

B. 7,7 triệu loài

C. 2 triệu loài

D. 2,5 triệu loài

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây thường gặp ở động vật sống ở môi trường đới lạnh?

A. Lông chuyển sang màu trắng vào mùa đông.

B. Thường hoạt động vào ban đêm.

C. Móng rộng, đệm thịt dày.

D. Chân cao, dài.

Câu 12: Tại sao trên đồng ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam có 7 loại rắn sống chung mà không cạnh tranh nhau?

A. Vì mỗi loài rắn có nguồn sống nhất định khác nhau

B. Vì mỗi loài rắn sống trong một điều kiện nhất định khác nhau

C. Vì mỗi loài rắn có tập tính hoạt động nhất định khác nhau

D. Cả ba ý trên đều đúng

Câu 13: Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?

A. Tôm, muỗi, lợn, cừu

B. Bò, châu chấu, sư tử, voi

C. Gấu, mèo, dê, cá heo               

D. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ

Câu 14: Sự đa dạng về loài phụ thuộc vào:

A. Nhiệt độ

B. Nguồn thức ăn

C. Môi trường sống 

D. Sự sinh sản của loài

Câu 15: Cá heo là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?

A. Thú              

B. Cá

C. Lưỡng cư

D. Bò sát

Câu 16: Tiêu chí nào dưới đây biểu thị sự đa dạng sinh học? 

A. Số lượng loài.

B. Số lượng cá thể trong quần xã.

C. Số lượng loài trong quần thể.

D. Số lượng cá thể trong một loài.

Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm của lớp Chim?

A. Có lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng hai chân, chi trước biến đổi thành cánh

B. Da trần, luôn ẩm ướt, dễ thấm nước, hô hấp bằng da và phổi

C. Có lông mao bao phủ khắp cơ thể, có răng, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

D. Da khô, phủ vảy sừng, hô hấp bằng phổi, đẻ trứng

Câu 18: Đặc điểm của đa số các loài lưỡng cư có độc là gì?

A. Kích thước lớn

B. Có màu sắc sặc sỡ

C. Cơ thể có gai

D. Sống ở những nơi khí hậu khắc nghiệt

Câu 19: Lớp động vật nào dưới đây không đẻ trứng?

A. Chim

B. Thú                      

C. Bò sát

D. Lưỡng cư

Câu 20: Loài chim nào dưới đây có khả năng bơi và lặn tốt nhất?

A. Chim thiên nga

B. Chim cánh cụt  

C. Chim sâm cầm

D. Chim mòng biển

Câu 21: Cá cóc trong hình bên là đại biện của nhóm động vật nào sau đây?

A. Cá                   

B. Lưỡng cư                   

C. Bò sát                        

D. Thú

Post a Comment

Previous Post Next Post