1. Cấu tạo của tảo:
a) Quan sát tảo xoắn (tảo nước ngọt):
- Sợi tảo xoắn có màu lục là nhờ có thể màu chứa chất diệp lục.
- Tảo xoắn sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt từng đoạn sợi thành những tế bào mới. Ngoài ra, cũng sinh sản bằng cách kết hợp giữa hai tế bào gần nhau thành hợp tử, từ đó cho ra sợi tảo mới.
b) Quan sát rong mơ (tảo nước mặn):
- Rong mơ có màu nâu vì trong tế bào ngoài chất diệp lục còn có chất màu phụ, màu nâu.
- Rong mơ sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính (kết hợp giữa tinh trùng và trứng).
2. Một vài tảo khác thường gặp:
a) Tảo đơn bào:
b) Tảo đa bào:
→ Đặc điểm của tảo:
- Tảo là thực vật bậc thấp.
- Gồm 1 hay nhiều tế bào, cấu tạo rất đơn giản.
- Cơ thể chưa có rễ, thân, lá thật sự.
- Có màu khác nhau và luôn luôn có chất diệp lục.
- Hầu hết tảo sống dưới nước.
3. Vai trò của tảo:
- Góp phần cung cấp ô xi và thức ăn cho các động vật ở nước.
- Cung cấp thức ăn cho người và gia súc.
- Cung cấp nguyên liệu để làm thuốc.
- Bên cạnh đó, một số tảo cũng gây hại: hiện tượng “nước nở hoa”, quấn gốc cây lúa…