Bài 8: Đồ thị quãng đường

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

TÓM TẮT LÝ THUYẾT


I. Đồ thị quãng đường - thời gian

Để biểu diễn quãng đường của một vật theo thời gian trên đường thẳng, ta có thể làm như sau:

Bước 1: Vẽ hai tia Os và Ot vuông góc với nhau tại O, gọi là hai trục tọa độ

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường - thời gian (CD)

+ Trục thẳng đứng (trục tung) Os được dùng để biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ xích thích hợp.

+ Trục nằm ngang (trục hoành) Ot biểu diễn thời gian theo một tỉ xích thích hợp

Bước 2: Xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi được và thời gian tương ứng. Nối các điểm biểu diễn lại với nhau.

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường - thời gian (CD)

Khi đồ thị là đường thẳng song song với trục thời gian, vật không chuyển động


II. Tìm quãng đường từ đồ thị quãng đường - thời gian

- Dựa vào đồ thị quãng đường - thời gian của một vật chuyển động, ta có thể tìm được quãng đường vật đi được trong một khoảng thời gian nào đó.


III. Tốc độ và an toàn giao thông

Để đảm bảo an toàn, người lái xe cần chủ động điều chỉnh tốc độ của xe cho phù hợp với tình hình giao thông thực tế; đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu như trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, có đường địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế,... Tốc độ của xe càng lớn thì quãng đường từ lúc phanh đến lúc xe dừng càng cần nhiều thời gian hơn xe dừng hẳn

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường - thời gian (CD)

=> Khi lái xe trên đường, người lái xe cần phải điều khiển tốc độ xe để giữ khoảng cách an toàn với xe chạy liền trước xe của mình sao cho khi xe phía trước dừng đột ngột sẽ không bị va chạm.


CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA


Mở đầu 

Trả lời câu hỏi trang 50 SGK KHTN 7

Bảng sau ghi thời gian và quãng đường chuyển động tương ứng, kể từ khi xuất phát của một người đi xe đạp trên một đường thẳng.

Thời gian (h)

1

2

3

4

5

Quãng đường (km)

15

30

45

45

45

Bảng này cho biết, sau những khoảng thời gian là 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, người này đi được các quãng đường tương ứng là 15 kilômét, 30 kilômét, 45 kilômét. Sau đó, người này dừng lại và quãng đường không đổi. Ngoài cách mô tả này, còn có cách mô tả nào khác không?

Lời giải:

Ngoài cách mô tả bằng lời có thể dùng đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa quãng đường và thời gian.

Soạn KHTN 7 Bài 8 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 8 – Cánh diều


I. Đồ thị quãng đường – thời gian


II. Tìm quãng đường từ đồ thị quãng đường- thời gian.

Trả lời câu hỏi trang 51 SGK KHTN 7

Câu 1: Trong một giây đầu tiên một vật đứng yên tại một vị trí. Trong 2 giây tiếp theo vật đi được 4 m trên một đường thẳng. Vẽ đồ thị quãng đường - thời gian của vật trong khoảng thời gian trên.

Lời giải:

Soạn KHTN 7 Bài 8 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 8 – Cánh diều (ảnh 2)

Câu 2: Từ đoạn đồ thị BC ở hình 8.2, em hãy cho biết trong khoảng thời gian từ 3s đến 6s vật tiếp tục chuyển động hay đứng yên?

Soạn KHTN 7 Bài 8 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 8 – Cánh diều (ảnh 3)

Lời giải:

Đoạn đồ thị BC nằm ngang, nên trong khoảng thời gian từ 3s đến 6s đứng yên.

Câu 3: Hình 8.3 là đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động.

Soạn KHTN 7 Bài 8 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 8 – Cánh diều (ảnh 4)

Từ đồ thị tìm:

+ Quãng đường vật đi được sau khoảng thời gian 5 s đầu tiên.

+ Tốc độ của vật ở các đoạn đồ thị OA và BC.

Khoảng thời gian nào vật đứng yên?

Lời giải:

Từ đồ thị thấy:

+ Trong khoảng thời gian từ lúc vật bắt đầu chuyển động đến giây thứ 5 ứng với đoạn đồ thị OA. Từ điểm A kẻ đường thẳng vuông góc với trục quãng đường thấy tương ứng với điểm 30 cm. Nên sau khoảng thời gian 5 s vật chuyển động được quãng đường 30 cm.

+ Muốn xác định được tốc độ của vật ở đoạn đồ thị OA và BC cần xác định được quãng đường và thời gian tương ứng với các đoạn đồ thị đó.

Xác định tốc độ của vật trên đoạn OA:

- Quãng đường của vật ứng với đoạn đồ thị OA (đã xác định ở trên) là: s1 = 30 cm.

- Thời gian vật chuyển động ứng với đoạn đồ thị OA là: t1 = 5 s.

- Tốc độ của vật ứng với đoạn đồ thị OA là: 

Soạn KHTN 7 Bài 8 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 8 – Cánh diều (ảnh 5)

Xác định tốc độ của vật trên đoạn BC:

- Từ điểm B và C kẻ đường thẳng vuông góc với trục quãng đường xác định được vị trí của vật ở điểm B là 30 cm và ở điểm C là 60 cm. Nên quãng đường vật đi được trên đoạn BC là: s2 = 60 – 30 = 30 cm.

- Từ điểm B và C kẻ đường thẳng vuông góc với trục thời gian xác định được thời điểm vật ở vị trí B là 8 s và ở vị trí C là 15 s.

Nên thời gian vật đi từ vị trí B đến C là: t2 = 15 – 8 = 7 s.

Tốc độ của vật trên đoạn đường BC là: 

Soạn KHTN 7 Bài 8 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 8 – Cánh diều (ảnh 6)

Đoạn đồ thị AB song song với trục thời gian, từ điểm A và B kẻ đường thẳng vuông góc với trục quãng đường đều cắt trục quãng đường ở vị trí là 30 cm nên đồ thị ứng với đoạn AB cho biết vật không chuyển động.


III. Tốc độ và an toàn giao thông

Trả lời câu hỏi trang 52 SGK KHTN 7

Câu 1: Tốc độ ảnh hưởng như thế nào đến hậu quả gây ra cho người và xe trong các vụ va chạm giao thông?

Lời giải:

Tốc độ càng lớn thì hậu quả gây ra cho người và xe trong các vụ va chạm giao thông càng nghiêm trọng.

Câu 2: Thảo luận làm rõ ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông

Lời giải:

Khi tham gia giao thông với tốc đô cao, người tham gia giao thông khó để kiểm soát được phương tiện, rất có nguy cơ gây ra tai nạn. Theo tổ chức Y tế Thế Giới WHO, chỉ cần giảm tốc độ 5% thì số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng sẽ giảm 30%. Khi giảm tốc độ thì hậu quả gây ra cho người và phương tiện sẽ giảm. Vì vậy người tham gia giao thông cần chủ động điều chỉnh tốc độ phù hợp để đẩm bảo an toàn.

Trả lời câu hỏi trang 53 SGK KHTN 7

Câu 1: Nêu ý nghĩa của các con số trên hình 8.5

Soạn KHTN 7 Bài 8 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 8 – Cánh diều (ảnh 7)

Lời giải:

+ Số 60 + ô tô: ô tô được phép đi ở làn đường này và tốc độ tối đa cho phép là 60 km/h.

+ Số 50 + ô tô, xe máy: ô tô và xe máy được phép đi ở làn đường này và tốc độ tối đa cho phép là 50 km/h.

+ Số 50 + xe máy, xe đạp, xe ba gác: xe máy, xe đạp, xe ba gác được phép đi ở làn đường này và tốc độ tối đa cho phép là 50 km/h.

Câu 2. Vẽ tranh tuyên truyền về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông

Lời giải:

Tranh tuyên truyền an toàn giao thông:

Soạn KHTN 7 Bài 8 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 8 – Cánh diều (ảnh 8)
Soạn KHTN 7 Bài 8 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 8 – Cánh diều (ảnh 9)
Soạn KHTN 7 Bài 8 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 8 – Cánh diều (ảnh 10)
Soạn KHTN 7 Bài 8 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 8 – Cánh diều (ảnh 11)


BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA




SÁCH BÀI TẬP




Post a Comment

Previous Post Next Post