Sách bài tập Khoa học Tự nhiên 8 | Cánh diều
Bài 1.1 trang 5
Trong các quá trình dưới đây, quá trình nào có sự biến đổi vật lí quá trình nào có sự biến đổi hoá học?
(1) hoà tan muối ăn vào cốc nước.
(2) Châm lửa vào bấc đèn cồn, bấc đèn cồn cháy.
(3) Cô cạn nước muối thu được muối khan.
(4) Đốt cháy gas để đun nấu.
(5) Đốt cháy nến.
(6) Kết tinh nước biển để thu được muối ăn.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Các quá trình biến đổi vật lí: (1), (3), (6). Do các quá trình này không có sự tạo thành chất mới.
- Các quá trình biến đổi hoá học: (2), (4), (5). Do các quá trình này có sự tạo thành chất mới.
Bài 1.2 trang 6
Một đầu bếp thắng đường (đun đường) để làm nước màu trong chế biến các món ăn như cá kho, thịt kho tàu,... Quá trình đó được chia thành các giai đoạn sau:
(1) Cho đường vào chảo, đường từ từ nóng chảy.
(2) Đưòng chuyển màu từ trắng thành vàng nâu, sang đỏ rồi tới đen.
(3) Cho nước vào chảo để hoà tan các chất.
Hẫy cho biết ở giai đoạn nào xảy ra sự biến đổi vật lí, ở giai đoạn nào xảy ra sự biến đổi hoá học.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Giai đoạn diễn ra sự biến đổi hoá học: (2) do có sự tạo thành chất mới.
- Các giai đoạn diễn ra sự biến đổi vật lí: (1), (3) do không có sự tạo thành chất mới.
Bài 1.3 trang 6
Dưới đây là sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất điện năng của nhà máy nhiệt điện (hình 1.1). Quy trình đó được mô tả thành bốn giai đoạn như sau:
(1) Đốt nhiên liệu (than, khí đốt,...).
(2) Nước lỏng bay hơi và được nén ở áp suất cao.
(3) Hơi nước làm quay tuabin của máy phát điện.
(3) Cơ năng được máy phát điện chuyển hoá thành điện năng.
Trong các giai đoạn trên, những giai đoạn nào có kèm theo sự biến đổi vật lí?
A. (1) và (2).
B. (2), (3) và (4).
C. (3) và (4).
D. (1), (3) và (4).
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Đáp án đúng là: B.
- Các giai đoạn: (2), (3) và (4) có kèm theo biến đổi vật lí.
Bài 1.4 trang 6
Cho các phát biểu dưới đây:
(1) Quá trình cho vôi sống (CaO) vào nước tạo thành nước vôi trong (Ca(OH)2) là sự biến đổi vật lí.
(2) Khi đốt, nến (paraffin) nóng chảy thành paraffin lỏng, rồi chuyển thành hơi. Hơi paraffin cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước. Các quá trình diễn ra ở trên đều có sự biến đổi hoá học.
(3) Giũa thanh sắt thu được mạt sắt là sự biến đổi vật lí.
(4) Trứng gà (vịt) để lâu ngày bị ung là sự biến đổi hoá học.
(5) Quá trình chuyển hoá lipid (chất béo) trong cơ thể người thành glycerol và acid béo là sự biến đổi vật lí.
Các phát biểu đúng là:
A. (3) và (4).
B. (4) và (5).
C. (2) và (4).
D. (1), (2) và (3).
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Các phát biểu đúng là: (3) và (4).
- Phát biểu (1) sai vì quá trình này là biến đổi hoá học.
- Phát biểu (2) sai vì quá trình nến (paraffin) nóng chảy thành paraffin lỏng, rồi chuyển thành hơi là quá trình vật lí.
- Phát biểu (5) sai vì quá trình này là biến đổi hoá học.
Bài 1.5 trang 7
Sự hình thành mưa tuyết gồm các giai đoạn sau:
(1) Nhiệt lượng từ Mặt Trời làm nước từ các đại dương bốc hơi vào khí quyển.
(2) Hơi nước ở nơi có nhiệt độ thấp ngưng tụ thành mây gồm các hạt nước nhỏ li ti.
(3) Những hạt nước nhỏ li ti kết hợp với nhau, gia tăng kích thước và rơi xuống thành mưa.
(4) Nếu thời tiết lạnh giá, nước mưa hoá rắn thành tuyết.
(a) Sự biến đối vật lí của hơi nước biến thành nước lỏng xảy ra ở giai đoạn nào?
A. (2).
B. (1).
C. (3).
D. (4).
(b) Ở giai đoạn nào, nước chỉ tồn tại ở thế lỏng?
A. (2).
B. (1).
C. (3).
D. (4)
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
a) Đáp án đúng là: A.
Sự biến đối vật lí của hơi nước biến thành nước lỏng xảy ra ở giai đoạn (2).
b) Đáp án đúng là: C.
Ở giai đoạn (3), nước chỉ tồn tại ở thể lỏng.
Bài 1.6 trang 7
Quá trình nung vôi gồm các giai đoạn như sau:
(1) Than đá được đốt cháy bởi không khí để cung cấp nhiệt.
(2) Ở nhiệt độ cao, đá vôi phân huỷ thành vôi sống và khí carbon dioxide.
(3) Khí carbon dioxide bay ra và khuếch tán vào khí quyển.
(4) Nhiệt lượng lò vôi toả ra làm nóng môi trường xung quanh.
(a) Các quá trình nào xảy ra sự biến đổi hoá học?
(b) Theo em, trong đời sống và sản xuất, vôi sống thường được dùng để làm gì?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
a) Các quá trình xảy ra sự biến đổi hoá học là: (1), (2).
b) Trong đời sống và sản xuất, vôi sống thường được dùng để làm vật liệu xây dựng, làm khô một số hoá chất trong phòng thí nghiệm, khử chua cho đất …
Bài 1.8 trang 8
Quá trình làm muối gồm các giai đoạn như sau:
(1) Cho nước biển chảy vào ao cạn làm “đùng”.
(2) Tát nước từ đùng lên sân trên gọi là “ruộng chịu”, phơi nắng làm bay hơi nước để tăng độ mặn.
(3) Tháo nước mặn xuống sân dưới gọi là “ruộng ăn” để muối bắt đầu kết tinh.
(4) Khi nước cạn, muối đóng thành hạt thì cào muối thành gò để làm khô muối.
a) Ở giai đoạn nào, muối ăn từ dung dịch chuyển sang trạng thái rắn?
A. (3).
B. (1).
C. (2).
D. (4).
b) Có bao nhiêu giai đoạn được tiến hành nhằm mục đích làm bay hơi nước?
A. (2).
B. (3).
C. (4).
D. (1)
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
a) Đáp án đúng là: D.
Ở giai đoạn (4) muối từ trạng thái dung dịch chuyển sang trạng thái rắn.
b) Đáp án đúng là: A.
Có 2 giai đoạn được tiến hành nhằm mục đích làm bay hơi nước đó là giai đoạn (2) và (4).
Bài 1.9 trang 8
Hiện nay khí gas thường được dùng làm nhiên liệu để đun nấu. Các quá trình sử dụng bình khí gas diễn ra như sau:
(1) Các khí gas (chủ yếu là butane và propane) được nén ở áp suất cao, hoá lỏng và tích trữ ở bình gas.
(2) Khi mở khoá, gas lỏng trong bình chuyển hoá lại thành hơi và bay ra.
(3) Hơi gas bắt lửa và cháy trong không khí, tạo thành khí carbon dioxide và nước.
(4) Nhiệt lượng toả ra làm nước trong xoong/ nồi nóng dần.
Ở giai đoạn nào có xảy ra sự biến đổi hoá học?
A. (1).
B. (4).
C. (2).
D. (3)
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
Ở giai đoạn (3) có xảy ra sự biến đổi hoá học do có sự tạo thành chất mới.
Sách bài tập Khoa học Tự nhiên 8 | Kết nối tri thức với cuộc sống
Nội dung không có.