Bài tập tổng hợp
Bài tập 1
Vì sao không nên kẹp ống nghiệm quá cao hoặc quá thấp?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Khi kẹp ống nghiệm, cần kẹp ở vị trí 1/3 ống nghiệm, tính từ miệng ống nghiệm xuống.
- Không nên kẹp ống nghiệm quá cao để dễ dàng thao tác thí nghiệm; không nên kẹp ống nghiệm quá thấp tránh để tuột, rơi ống nghiệm, đặc biệt là ống nghiệm đã chứa hoá chất, gây nguy hiểm.
Bài tập 2
Ghép dụng cụ trong cột B với mục đích sử dụng ở cột A cho phù hợp.
CỘT A Mục đích sử dụng |
TRẢ LỜI |
CỘT B Tên dụng cụ |
a) Để kẹp ống
nghiệm khi đun nóng |
|
1. Ống đong |
b) Để đặt các ống
nghiệm |
|
2. Kẹp ống nghiệm |
c) Để khuấy khi
hoà tan chất rắn |
|
3. Lọ thuỷ tinh |
d) Để đong một
lượng chất lỏng |
|
4. Giá để ống
nghiệm |
e) Để chứa hoá
chất |
|
5. Thìa thuỷ
tinh |
g) Để lấy hoá
chất (rắn) |
|
6. Đũa thuỷ
tinh |
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
CỘT A Mục đích sử dụng |
TRẢ LỜI |
CỘT B Tên dụng cụ |
a) Để kẹp ống
nghiệm khi đun nóng |
1 – d |
1. Ống đong |
b) Để đặt các ống
nghiệm |
2 – a |
2. Kẹp ống nghiệm |
c) Để khuấy khi
hoà tan chất rắn |
3 – e |
3. Lọ thuỷ tinh |
d) Để đong một
lượng chất lỏng |
4 – b |
4. Giá để ống
nghiệm |
e) Để chứa hoá
chất |
5 – g |
5. Thìa thuỷ
tinh |
g) Để lấy hoá
chất (rắn) |
6 – c |
6. Đũa thuỷ
tinh |
Bài tập 3
Vì sao phải hơ nóng đều ống nghiệm khi đun hoá chất?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
Khi đun hoá chất cần phải hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất. Việc hơ nóng đều ống nghiệm giúp nhiệt toả đều, tránh làm nứt, vỡ ống nghiệm khi lửa tụ nhiệt tại một điểm.
Bài tập 4
Kể tên một số thiết bị điện trong gia đình em?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Điện trở, biến trở thường có trong các thiết bị sử dụng điện: quạt điện, bếp điện, ti vi, …
- Pin thường có trong các thiết bị điều khiển, đồ chơi trẻ em.
- Công tắc, cầu chì, aptômát thường mắc trong mạch điện để bảo vệ các thiết bị sử dụng điện.
- Ổ cắm điện, dây nối là các thiết bị điện hỗ trợ khi lắp mạch điện.
Bài tập 5
Kể tên các loại đèn Led mà em biết?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
Các loại LED phổ biến trên thị trường hiện nay: Đèn LED dây, Đèn LED âm trần, Đèn LED rọi ray, Đèn Tuýp LED, Đèn LED Panel, Đèn Pha LED, Đèn LED Bulb,...
Bài tập 6
Nêu tên và mô tả một số loại pin mà em biết?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Pin tiểu (Pin 2A/ pin con thỏ, pin 3A) thường dùng trong các thiết bị điện tử cẩm tay như đồng hồ treo tường, điều khiển, đồ chơi trẻ em, …
- Pin trung (pin C) có hình trụ tròn, có kích thước 50 × 26mm, có dung lượng trung bình là khoảng 6000mAh và được sử dụng linh hoạt trong các thiết bị thông dụng như mồi lửa bếp ga, đài cát – sét, …
- Pin đại (pin D, pin LR20) là loại pin có dung lượng lớn nhất trong các loại pin hình trụ, với dung lượng tối đa lên tới 12.000 mAh, kích thước là 60 × 34 mm. Thường được sử dụng trong các mẫu đèn pin cỡ lớn.
- Pin cúc áo (pin điện tử) là loại pin dẹt, có kích thước rất nhỏ với đường kính khoảng 20mm, chiều cao khoảng 2,9 mm đến 3,2 mm tùy thuộc vào kiểu máy và có dung lượng từ 110mAh đến 150mAh. Thường được dùng làm nguồn điện cho các thiết bị, đồ dùng, vật dụng nhỏ như đồng hồ, đồ chơi.
Bài tập 7
Cho biết ở nhà em sử dụng công tắc ở những vị trí nào, thiết bị nào?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Công tắc dùng để bật, tắt các thiết bị và thường sử dụng trong các mạch điện chiếu sáng hoặc đi kèm với đồ dùng điện nên trong mạch điện công tắc thường lắp ở vị trí trên dây pha, nối tiếp với dây tải, sau cầu chì.
- Ở nhà em thường được lắp ở các vị trí như hai đầu cầu thang, nơi có bóng đèn điện, quạt điện, bếp điện.
Bài tập 8
Các cầu chì thường được đặt ở đâu?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
Cầu chì hoặc aptomat thường được mắc sau nguồn điện tổng và ở trước các thiết bị điện trong mạch điện.
Bài tập 9
Nêu một số đồng hồ đo điện khác mà em biết? Đồng hồ đó được dùng khi nào?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
Một số loại đồng hồ đo điện mà em biết:
- Ôm kế được sử dụng để đo điện trở của mạch điện hay khối vật chất.
- Oát kế là dụng cụ đo công suất điện năng (hoặc tốc độ cung cấp năng lượng điện).
Sách bài tập Khoa học Tự nhiên 8 | Cánh diều
Bài 1 trang 3
Khi đun nóng hoá chất lỏng trong cốc thủy tinh phải dùng lưới thép lót dưới đáy cốc để
A. cốc không bị đổ.
B. tránh nứt vỡ cốc.
C. hoá chất không sôi mạnh.
D. dẫn nhiệt tốt.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Đáp án đúng là: B.
- Khi đun nóng hoá chất lỏng trong cốc thủy tinh phải dùng lưới thép lót dưới đáy cốc để tránh nứt vỡ cốc.
Bài 2 trang 3
Cách làm nào dưới đây khi đun hoá chất lỏng trong ống nghiệm là đúng?
A. Khi đun hoá chất lỏng trong ống nghiệm cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 30°, hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.
B. Khi đun hoá chất lỏng trong ống nghiệm cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 90°, hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.
C. Khi đun hoá chất lỏng trong ống nghiệm cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 60°, hướng miệng ống nghiệm về phía người khác.
D. Khi đun hoá chất lỏng trong ống nghiệm cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 60°, hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Đáp án đúng là: D.
- Khi đun hoá chất lỏng trong ống nghiệm cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 60°, hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.
Bài 3 trang 3
Trong môn Khoa học tự nhiên 8, thiết bị điện dùng trong học tập là
A. nồi cơm điện.
B. đèn ống.
C. đèn LED.
D. xe đạp điện.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Đáp án đúng là: C.
- Thiết bị điện dùng trong học tập môn Khoa học tự nhiên 8 là đèn LED.
Bài 4 trang 3
Thiết bị điện có thể được nối đồng thời với ba dây dẫn điện là
A. điôt.
B. điện trở.
C. ampe kế.
D. biến trở.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
Đáp án đúng là: D Thiết bị điện có thể được nối đồng thời với ba dây dẫn điện là biến trở.
Bài 5 trang 3
Một ampe kế ở thí nghiệm có hai thang đo 0,6 A 3 A Giới hạn đo là
A. 3A.
B. 0,6 A.
C. 1,8 A.
D. 3.6A.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Đáp án đúng là: A.
- Giới hạn đo của ampe kế này là 3A.
Bài 6 trang 3
Một vôn kế phòng thí nghiệm có hai thang đo 12 V và 6 V. Giới hạn đo là
A. 18V.
B. 12V.
C. 9V.
D. 6V.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Đáp án đúng là: B.
- Giới hạn đo của vôn kế này là 12V.
Bài 7 trang 4
Lựa chọn các dụng cụ được cho trong hình 1, sắp xếp theo nhóm, nêu tên, mục đích và cách sử dụng các dụng cụ đó theo bảng sau:
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
Nhóm dụng cụ |
STT hình |
Tên dụng cụ |
Mục đích và cách sử dụng |
Dụng cụ
đo thể tích |
(2) |
Ống đong |
- Dùng để đo thể
tích của chất lỏng. - Cách sử dụng:
Rót chất lỏng vào ống đong cho đến gần vạch thể tích cần lấy, sau đó dùng ống
hút nhỏ giọt nhỏ thêm dần chất lỏng cho đến vạch cần đong.
|
Dụng cụ
dùng để đun nóng |
(6) |
Đèn cồn |
- Dùng để đun
nóng. |
(9) |
Bát sứ |
- Dùng để đựng khi
trộn các hoá chất rắn với nhau hoặc nung các chất ở nhiệt độ cao... - Cách sử dụng: Có
thể đun bát sứ trên ngọn lửa hoặc đốt các chất trong bát sứ.
|
|
Dụng cụ
đựng hoá chất |
(1) |
Ống nghiệm |
Để đựng hoá chất
(dạng lỏng, rắn). |
(3), (4) |
Lọ đựng hoá chất |
- Dùng để đựng hoá
chất (dạng lỏng, rắn). - Cách sử dụng: Cho hoá chất vào lọ và đậy nút lại (có thể dùng nút nhám,
nút cao su hoặc nút bấc cho phù hợp với từng loại hoá chất).
|
|
Dụng cụ
lấy hoá chất, khuấy và trộn hoá chất |
(7) |
Thìa thuỷ tinh |
Dùng để lấy từng
lượng nhỏ chất rắn dạng bột cho vào dụng cụ thí nghiệm. |
(8) |
Đũa thuỷ tinh |
- Dùng để khuấy khi hoà tan chất rắn hoặc pha trộn các
dung dịch với nhau. |
|
Dụng cụ
giữ cố định và để ống nghiệm |
(5) |
Bộ giá thí nghiệm |
Dùng để lắp dụng cụ thí nghiệm. |
(10) |
Giá để ống nghiệm |
Dùng để đặt các ống
nghiệm. |
Bài 8 trang 4
Để thực hành pha dung dịch muối ăn theo tỉ lệ 5 gam muối ăn trong 100 ml nước, người ta tiến hành theo các bước như sau:
- Bước 1: Đặt cốc thuỷ tinh lên cân điện tử (điều chỉnh cân, ấn nút trừ bì tức là trừ khối lượng của cốc thuỷ tinh). Sau đó, cho muối ăn vào cốc thuỷ tinh và điều chỉnh lượng muối ăn vừa đủ 5 gam.
- Bước 2: Cho vào ống đong 100 ml nước, sau đó đổ vào cốc thuỷ tinh, dùng đũa thuỷ tinh khuấy nhẹ đến khi muối ăn tan hết thu được dung dịch muối ăn.
Nêu tên các dụng cụ và hoá chất cần dùng đế tiến hành được thí nghiệm trên.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Dụng cụ: Cân điện tử, cốc thủy tinh (loại có dung tích 100ml trở lên), ống đong (loại có dung tích 100 ml trở lên), đũa thủy tinh, thìa thủy tinh.
- Hoá chất: muối ăn, nước.
Bài 9 trang 5
Thể tích dung dịch đựng trong ống đong dưới đây là bao nhiêu?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
Thể tích dung dịch trong ống đong là 44 ml.
Bài 10 trang 5
Khi sử dụng đèn cồn đang cháy, một bạn học sinh làm đổ đèn cồn và lửa bùng cháy. Hãy đề xuất cách xử lí tình huống đó.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
Dùng khăn vải mềm, mền (chăn) ướt phủ kín khu vực cháy hoặc dùng cát, bình chữa cháy để dập lửa.
Bài 11 trang 5
Hãy giới thiệu một số thiết bị điện trong gia đình em cần sử dụng pin để hoạt động. Với mỗi thiết bị đó hãy cho biết các thông tin: số pin cần dùng, loại pin, cách làm thiết bị hoạt động, các chú ý để thiết bị hoạt động ổn định và an toàn.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
Gợi ý: Một số thiết bị điện sử dụng pin để hoạt động như: đèn ngủ, đồng hồ để bàn, đồng hồ treo tường, điều khiển ti vi, điều khiển điều hoà,...
- Các loại thiết bị này thường dùng 2 pin, loại 1,5 V.
- Để thiết bị hoạt động thì lắp pin đúng cách theo kí hiệu (+), (-) mà thiết bị đã đánh dấu.
- Để thiết bị hoạt động ổn định và an toàn thì phải sử dụng loại pin có số vôn phù hợp với thiết bị, sử dụng đúng các chức năng của thiết bị, để thiết bị ở nơi tránh xa các nguồn điện, tránh nơi có độ ẩm cao.
Sách bài tập Khoa học Tự nhiên 8 | Kết nối tri thức với cuộc sống
Nội dung không có.