Bài tập KHTN 8 | Bài 16. Áp suất

Sách bài tập Khoa học Tự nhiên 8 | Cánh diều

Bài 16.1 trang 34

Đơn vị của áp suất là

A. niu tơn (N).

B. paxcan (Pa).

C. mét/giây (m/s).

D. kilôgam (kg).

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: B.

- Đơn vị của áp suất là Pa hoặc N//m2.

Bài 16.2 trang 35

Mối liên hệ giữa áp lực F, diện tích bị ép S và áp suất p là

A. p = F.S

B. S= p.F

C. p=FS

D. F=pS

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: C.

- Công thức tính áp suất là p=FS

Bài 16.3 trang 35

Độ lớn áp lực của nước biển tác dụng lên một người thợ lặn đang lặn ở dưới đáy biển được tính theo đơn vị

A. niu tơn (N).

B. paxcan (Pa).

C. kilôgam (kg).

D. mét (m).

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: A.

- Đơn vị của áp lực là niu tơn (N).

Bài 16.4 trang 35

Áp lực là

A. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

B. lực ép có phương song song với mặt bị ép.

C. lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.

D. lực ép có phương trùng với mặt bị ép.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: A.

- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

Bài 16.5 trang 35

Áp suất tăng khi

A. diện tích bị ép S không đổi, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S tăng.

B. diện tích bị ép S tăng, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S không đổi.

C. diện tích bị ép S không đổi, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S giảm.

D. áp lực tăng bao nhiêu lần thì diện tích bị ép S cũng tăng lên bấy nhiều lần.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: A

- Áp suất tăng khi diện tích bị ép S không đổi, áp lực tác dụng lên diện tích bị ép S tăng.

Bài 16.6 trang 35

Áp lực của nước có áp suất 2,3.105 Pa tác dụng lên mặt nạ của thợ lặn có diện tích 0,0042 m2

A. F = 5,5.107 N.

B. F = 9,7.102 N.

C. F = 1,8.10-8 N.

D. F = 1,8.10-7 N.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: B.

- Áp lực của nước là F=p.S=2,3.105.0,0042=9,7.102N.

Bài 16.7 trang 35

Có bốn khối tam giác có khối lượng bằng nhau đặt trên mặt sàn như hình 16.1. Khối tam giác ở hình nào tác dụng áp suất lớn nhất lên sàn?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Vì bốn khối tam giác có cùng khối lượng nên áp lực tác dụng lên sàn là như nhau. Ở hình B, khối tam giác có diện tích mặt tiếp xúc với sàn nhỏ nhất nên áp suất tác dụng lên sàn là lớn nhất.

Bài 16.8 trang 35

Một chiếc ghế bốn chân có khối lượng 5,0 kg được đặt trên mặt sàn, trong đó diện tích tiếp xúc của mỗi chân ghế là 3,0 cm2. Tính áp suất chiếc ghế tác dụng lên sân trong trường hợp một người có khối lượng 50 kg ngồi trên ghế.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Lực của ghế và người tác dụng lên sàn là:

F = (5,0 + 50).10 = 5,5.102 (N).

- Diện tích tiếp xúc của bốn chân ghế là:

S = 4.3,0 = 12 (cm2) = 1,2.10-3 (m2).

- Áp suất chiếc ghế tác dụng lên sàn là:

p=FS=5,5.1021,2.1034,6.105 (Pa).

Bài 16.9 trang 36

Vì sao những xe ô tô chở khối lượng lớn hàng hoá lại có nhiều bánh xe (hình 16.2)?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Xe ô tô chở khối lượng lớn hàng hoá gây ra áp lực lớn lên đường, làm đường dễ hư hỏng. Để tránh điều này, các phương tiện cần có nhiều bánh xe để tăng diện tích tiếp xúc với đường, làm giảm áp suất tác dụng lên đường.

Sách bài tập Khoa học Tự nhiên 8 | Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài 15.1 trang 43

Trường hợp nào sau đây áp suất của người tác dụng lên mặt sàn là lớn nhất?

A. Đi giầy cao gót và đứng cả hai chân.

B. Đi giầy cao gót và đứng co một chân.

C. Đi giầy đế bằng và đứng cả hai chân.

D. Đi giầy đế bằng và đứng co một chân.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là B.

- Phương án B có áp suất của người tác dụng lên mặt sàn là lớn nhất vì có diện tích bị ép là nhỏ nhất.

Bài 15.2 trang 43

Áp lực là

A. lực ép vuông góc với mặt bị ép.

B. Lực song song với mặt bị ép.

C. lực kéo vuông góc với mặt bị kéo.

D. lực tác dụng của vật lên giá treo.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là A.

- Áp lực là lực ép vuông góc với mặt bị ép.

Bài 15.3 trang 43

Chọn câu đúng.

A. Áp suất có số đo bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích.

B. Áp suất và áp lực có cùng đơn vị đo.

C. Áp lực là lực ép vuông góc với mặt bị ép, áp suất là lực ép không vuông góc với mặt bị ép.

D. Giữa áp suất và áp lực không có mối quan hệ nào.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là A.

- B sai vì áp suất có đơn vị là N/m2, áp lực có đơn vị là N.

- C sai vì áp suất là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của lực lên bề mặt bị ép.

- D sai vì áp suất càng lớn khi áp lực càng lớn.

Bài 15.4 trang 44

Một áp lực 9 N tác dụng lên một diện tích 3 m2 gây ra áp suất là

A. 12 N/m­­­­2.

B. 3 N/m­­­­2.

C. 27 N/m­­­­2.

D. 0,33 N/m­­­­2.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là B.

- Áp suất gây ra là p=FS=93=3N/m2

Bài 15.5 trang 44

Một áp lực 500 N gây ra áp suất 2 500 N/m2 lên diện tích bị ép. Diện tích mặt bị ép là

A. 200 cm2.

B. 2 000 cm2.

C. 500 cm2.

D. 125 cm2.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là B.

- Diện tích mặt bị ép là S=Fp=5002500=0,2m2=2000cm2

Bài 15.6 trang 44

Bài 15.6 trang 44 Sách bài tập KHTN 8: Hai khối lập phương A và B làm bằng vật liệu giống nhau, khối B có cạnh lớn gấp đôi khối A. Đặt khối A lên mặt của khối B như Hình 15.1 thì khối A tạo áp suất (p) lên mặt của khối B.

Nếu đặt khối B lên trên một mặt của khối A thì áp suất của khối B tác dụng lên trên bề mặt của khối A là

A. 16p.

B. 12p.

C. 4p.

D. 8p.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Đáp án đúng là D

Giả sử khối A có cạnh là a thì khối B có cạnh là 2a.

Thể tich khối A là a3 thì thể tích khối B là 8a3

Khối lượng của khối A là mA=D.a3 (kg)

Khối lượng của khối B là mB=D.8.a3(kg)

Diện tích bề mặt bị ép ở cả 2 trường hợp khối A đặt lên khối B và khối B đặt lên khối A là như nhau, ta có S = a2 (m2)

Áp suất sinh ra khi đặt khối A lên khối B là

pA=FS=PAS=10.mAS=10.D.a3a2=10.D.a=p

Áp suất sinh ra khi đặt khối B lên khối A là

pB=PBS=10.mBS=10.D.8.a3a2=10.D.8.a=8p

Bài 15.7 trang 44

Hãy giải thích tại sao mũi đinh thì cần phải nhọn còn chân ghế thì lại không.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Khi đóng đinh ta cần áp suất lớn để đưa đinh ngập sâu vào vật cần đóng đinh, nên mũi đinh cần phải nhọn (diện tích bị ép nhỏ) để tăng áp suất.

Chân ghế nếu nhọn dẫn đến áp suất lớn làm lún, hỏng sàn nhà nên chân ghế không được làm nhọn.

Bài 15.8 trang 44

Gió gây ra áp suất lên bất kì một bề mặt nào mà gió thổi vào. Nếu gió gây ra một áp suất 2 000 Pa lên một cánh cửa có diện tích là 3,5 m2 thì áp lực tác dụng lên cánh cửa bằng bao nhiêu?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Áp lực tác dụng lên cánh cửa là F = p.S = 2 000 . 3,5 = 7 000 N.

Bài 15.9 trang 44

Một con voi có trọng lượng 80 000 N. Diện tích mỗi bàn chân của con voi là 0,1 m2. Tính áp suất của con voi này gây ra trên mặt đất trong các trường hợp:

a. Con voi đứng cả bốn chân trên mặt đất.

b. Con voi nhấc một chân lên khỏi mặt đất.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Áp lực của con voi tác dụng lên bề mặt đất là F = P = 80 000 N

a. Áp suất của con voi gây ra khi đứng cả bốn chân là

p=FS=80​ 0004.0,1=200​​ 000 N/m2.

b. Áp lực của con voi gây ra khi nhấc một chân lên khỏi mặt đất là p=FS=80​ 0003.0,1266 666,7 N/m2

Bài 15.10 trang 44

>Một người vác trên vai một thùng hàng và đứng yên trên sàn nhà. Trọng lượng của người là 650 N, trọng lượng của thùng hàng là 150 N. Biết diện tích tiếp xúc với sàn nhà của mỗi bàn chân là 200 cm2. Hãy tính áp lực và áp suất của người lên sàn nhà.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Áp lực tác dụng lên sàn nhà là F = 650 + 150 = 800 N

- Áp suất gây ra là p=FS=8002.0,02=2.104 N/m2

Bài 15.11 trang 44

Một vật có trọng lượng 8,4 N, có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 3 cm x 4 cm x 5 cm. Hãy tính áp lực và áp suất trong các trường hợp khi lần lượt đặt ba mặt của vật này lên mặt sàn nằm ngang và nhận xét về các kết quả tính được.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Áp lực tác dụng lên các trường hợp là như nhau: F = P = 8,4 N.

Trường hợp đặt mặt hình hộp chữ nhật có kích thước 3 cm x 4 cm lên mặt sàn gây ra áp suất là p1=FS1=8,40,03.0,04=7 000 N/m2.

Trường hợp đặt mặt hình hộp chữ nhật có kích thước 3 cm x 5 cm lên mặt sàn gây ra áp suất là p2=FS2=8,43,5.104=5 600 N/m2.

Trường hợp đặt mặt hình hộp chữ nhật có kích thước 4 cm x 5 cm lên mặt sàn gây ra áp suất là p3=FS3=8,44,5.104=4 200 N/m2.

Post a Comment

Previous Post Next Post