Sách bài tập Khoa học Tự nhiên 8 | Cánh diều
Bài 27.1 trang 52
Việc di chuyển, vận động các cơ quan, bộ phận và toàn bộ cơ thể là chức năng của hệ cơ quan nào dưới đây?
A. Hệ tuần hoàn.
B. Hệ vận động.
C. Hệ xương.
D. Hệ cơ.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Đáp án đúng là: B.
- Việc di chuyển, vận động các cơ quan, bộ phận và toàn bộ cơ thể là chức năng của hệ vận động. Hệ vận động gồm cơ quan chính là cơ và xương.
Bài 27.2 trang 52
Chức năng của hệ nội tiết là
A. thực hiện quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.
B. điều khiển, điều hoà và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.
C. điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể.
D. thực hiện quá trình sinh sản, hình thành các đặc điểm sinh dục thứ phát.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Đáp án đúng là: C.
- Chức năng của hệ nội tiết là điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể.
- A – Hệ hô hấp có chức năng thực hiện quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.
- B – Hệ thần kinh có chức năng điều khiển, điều hoà và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.
- D – Hệ sinh dục có chức năng thực hiện quá trình sinh sản, hình thành các đặc điểm sinh dục thứ phát.
Bài 27.3 trang 52
Những phát biểu nào dưới đây là đúng?
(1) Lấy O2 vào cơ thể là một trong những chức năng của hệ hô hấp.
(2) Việc biến đổi thức ăn thành các chất đơn giản và thải ra phân là vai trò của hệ bài tiết.
(3) Hệ tiêu hoá có chức năng đào thải các chất độc, chất dư thừa.
(4) Vận chuyển máu, cung cấp chất dinh dưỡng, khí O2 cho các tế bào trong cơ thể là một trong những chức năng của hệ tuần hoàn.
A. (1), (2).
B. (2), (3).
C. (3), (4).
D. (1), (4).
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Đáp án đúng là: D.
(1) Đúng. Hệ hô hấp có chức năng thực hiện trao đổi khí → Lấy O2 vào cơ thể là một trong những chức năng của hệ hô hấp.
(2) Sai. Việc biến đổi thức ăn thành các chất đơn giản và thải ra phân là vai trò của hệ tiêu hóa.
(3) Sai. Hệ tiêu hoá có chức năng biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Còn hệ bài tiết có chức năng đào thải các chất độc, chất dư thừa.
(4) Đúng. Vận chuyển máu, cung cấp chất dinh dưỡng, khí O2 cho các tế bào trong cơ thể là một trong những chức năng của hệ tuần hoàn.
→ Phát biểu (1), (4) đúng.
Bài 27.4 trang 52
Sơ đồ dưới đây thể hiện mối quan hệ của một số cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.
a) Hãy cho biết tên những cơ quan và hệ cơ quan tương ứng với các chữ cái từ A đến E trong hình. Giải thích.
b) Các kí hiệu H, F và G thể hiện cho sản phẩm bài tiết nào? Giải thích.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
a) Tên những cơ quan và hệ cơ quan tương ứng với các chữ cái từ A đến E trong hình là:
Kí hiệu |
Hệ cơ quan/cơ quan |
Giải thích |
Hệ cơ quan A |
Hệ tiêu hóa |
Vì hệ tiêu hóa có vai trò lấy thức ăn, nước uống. |
Hệ cơ quan B |
Hệ hô hấp |
Vì hệ hô hấp có vai trò trao đổi khí, lấy O2 từ môi trường và thải khí CO2 ra khỏi cơ thể. |
Hệ cơ quan C |
Hệ tuần hoàn |
Vì hệ tuần hoàn có vai trò nhận chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa, O2 từ hệ hô hấp cung cấp cho tế bào trong cơ thể và đưa sản phẩm thải từ tế bào đến cơ quan bài tiết để thải ra ngoài. |
Cơ quan D |
Thận |
Vì cơ quan này lọc máu do hệ tuần hoàn đưa đến và thải chất thải ra ngoài. |
Hệ cơ quan E |
Hệ thần kinh |
Vì hệ thần kinh có sự tương tác qua lại với tất cả các hệ cơ quan khác trong cơ thể (mũi tên hai chiều). |
b) Các kí hiệu H, F và G thể hiện cho sản phẩm bài tiết là:
Kí hiệu |
Sản phẩm bài tiết |
Giải thích |
Kí hiệu H |
CO2 |
Vì là khí thải từ cơ thể ra môi trường. |
Kí hiệu F |
Phân |
Vì là sản phẩm thải của hệ tiêu hóa. |
Kí hiệu G |
Nước tiểu |
Vì là sản phẩm thải của thận. |
Bài 27.5 trang 53
Bài 27.5 trang 53 Sách bài tập KHTN 8: Hoàn thành bảng dưới đây
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
Cơ quan |
Thuộc hệ cơ quan |
Chức năng |
Não |
Hệ thần kinh |
Lưu trữ, xử lí thông tin. |
Tuyến giáp |
Hệ nội tiết |
Tiết hormone điều hòa quá trình sinh lí của cơ thể. |
Phổi |
Hệ hô hấp |
Thực hiện trao đổi khí. |
Tim |
Hệ tuần hoàn |
Co bóp hút và đẩy máu. |
Dạ dày |
Hệ tiêu hóa |
Tiêu hóa thức ăn, vận chuyển thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng. |
Thận |
Hệ bài tiết |
Hình thành và bài tiết nước tiểu. |
Gan |
Hệ tiêu hóa, hệ bài tiết |
Tiết dịch tiêu hóa, khử độc, phân giải hồng cầu. |
Xương |
Hệ vận động |
Nâng đỡ, tạo hình dáng, vận động. |
Cơ xương (Cơ vân) |
Hệ vận động |
Tạo hình dáng, vận động. |
Tinh hoàn |
Hệ sinh dục, hệ nội tiết |
Hình thành tinh trùng, tiết hormone sinh dục. |
Buồng trứng |
Hệ sinh dục, hệ nội tiết |
Hình thành trứng, tiết hormone sinh dục. |
Bài 27.6 trang 53
Bài 27.6 trang 53 Sách bài tập KHTN 8: Dựa vào gợi ý dưới đây, tìm ô chữ hàng ngang và ô chữ hàng dọc (chữ cái điền là tiếng Việt không dấu, ví dụ: HOHAP).
Hàng dọc:
(1) Cơ quan có vai trò nâng đỡ, tạo hình dáng, vận động.
(2) Hệ cơ quan có vai trò vận chuyển máu đi khắp cơ thể.
(3) Dịch tiêu hoá ở khoang miệng.
(6) Cơ quan có vai trò xử lí thông tin.
(8) Sản phẩm bài tiết của da.
Hàng ngang:
(2) Cơ quan có vai trò thực hiện quá trình thải chất dư thừa, chất cặn bã sinh ra do quá trình trao đổi chất của cơ thể.
(4) Hệ cơ quan có vai trò cung cấp O, cho cơ thể và thải CO, ra ngoài môi trường. (5) Cơ quan có vai trò dẫn khí, sưởi ấm, làm sạch không khí.
(7) Hệ cơ quan có vai trò thực hiện quá trình sinh sản, hình thành các đặc điểm sinh dục thứ phát.
(9) Sản phẩm tiết của hệ nội tiết.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
Hàng dọc:
(1) Cơ quan có vai trò nâng đỡ, tạo hình dáng, vận động là: Xương (XUONG).
(2) Hệ cơ quan có vai trò vận chuyển máu đi khắp cơ thể là hệ: Tuần hoàn (TUANHOAN).
(3) Dịch tiêu hoá ở khoang miệng là: Nước bọt (NUOCBOT).
(6) Cơ quan có vai trò xử lí thông tin là: Tủy sống (TUYSONG).
(8) Sản phẩm bài tiết của da là: Mồ hôi (MOHOI).
Hàng ngang:
(2) Cơ quan có vai trò thực hiện quá trình thải chất dư thừa, chất cặn bã sinh ra do quá trình trao đổi chất của cơ thể là: Thận (THAN).
(4) Hệ cơ quan có vai trò cung cấp O2, cho cơ thể và thải CO2, ra ngoài môi trường là hệ: Hô hấp (HOHAP).
(5) Cơ quan có vai trò dẫn khí, sưởi ấm, làm sạch không khí là: Khoang mũi (KHOANGMUI).
(7) Hệ cơ quan có vai trò thực hiện quá trình sinh sản, hình thành các đặc điểm sinh dục thứ phát là hệ: Sinh dục (SINHDUC).
(9) Sản phẩm tiết của hệ nội tiết là: Hormone (HORMONE).
Sách bài tập Khoa học Tự nhiên 8 | Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài 30.1 trang 83
Ở cơ thể người, cơ quan nào sau đây nằm trong khoang bụng?
A. Thực quản.
B. Tim.
C. Phổi.
D. Dạ dày.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Đáp án đúng là: D.
- Ở cơ thể người, dạ dày là cơ quan nằm trong khoang bụng; tim, phổi, thực quản đều nằm trong khoang ngực.
Bài 30.2 trang 83
Một vận động viên đang chạy marathon, nhóm các hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường độ hoạt động?
A. Hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ vận động.
B. Hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ sinh dục.
C. Hệ vận động, hệ thần kinh, hệ bài tiết.
D. Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Đáp án đúng là: A.
- Khi chạy, hệ vận động (cơ và xương) hoạt động với cường độ mạnh nên cần nhiều năng lượng (hô hấp tế bào tăng) kéo theo cáccơ quan, hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động để phối hợp: hệ tuần hoàn tăng cường hoạt động (tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn) để đảm bảo việc vận chuyển các chất như chất dinh dưỡng, O2, CO2,… kịp thời, hệ hô hấp tăng cường hoạt động (thở nhanh và sâu hơn) để đảm bảo sự trao đổi khí O2 và CO2,…
Bài 30.3 trang 83
Hệ cơ quan nào dưới đây có các cơ quan phân bố ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể người?
A. Hệ tuần hoàn.
B. Hệ hô hấp.
C. Hệ tiêu hoá.
D. Hệ bài tiết.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Đáp án đúng là: A.
- Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch, trong đó hệ mạch phân ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể để đảm bảo sự vận chuyển các chất diễn ra ở các tế bào trong cơ thể.
Bài 30.4 trang 83
Dựa vào bảng dưới đây, ghép tên hệ cơ quan phù hợp với chức năng của chúng.
Hệ cơ quan
Vai trò chính trong cơ thể
1.Hệ vận động
a) Vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxygen, hormone,... đến các tế bào và mang các chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài
2. Hệtuần hoàn
b) Tạo bộ khung cho cơ thể, giúp cơ thể di chuyển được trong không gian và thực hiện được các động tác lao động
3. Hệ hô hấp
c) Lọc từ máu các chất thải có hại cho cơ thể tạo thành nước tiểu để thải ra ngoài
4. Hệ tiêu hoá
d) Giúp cơ thể lấy oxygen từ môi trường và thải khí carbon dioxide ra khỏi cơ thể
5. Hệ bài tiết
e) Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được và thải chất bã ra ngoài
6. Hệ thần kinh và giác quan
h) Thu nhận các kích thích từ môi trường; điều khiển, điều hoà hoạt động của các cơ quan, giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường
7. Hệ nội tiết
g) Giúp cơ thể sinh sản, duy trì nòi giống
8. Hệ sinh dục
i) Tiết một số loại hormone tác động đến các cơ quan nhất định giúp điều hoà hoạt động của các cơ quan trong cơ thể
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
1 – b: Hệ vận động tạo bộ khung cho cơ thể, giúp cơ thể di chuyển được trong không gian và thực hiện được các động tác lao động.
2 – a: Hệ tuần hoàn vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxygen, hormone,... đến các tế bào và mang các chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài.
3 – d: Hệ hô hấp giúp cơ thể lấy oxygen từ môi trường và thải khí carbon dioxide ra khỏi cơ thể.
4 – e: Hệ tiêu hoá biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được và thải chất bã ra ngoài.
5 – c: Hệ bài tiết lọc từ máu các chất thải có hại cho cơ thể tạo thành nước tiểu để thải ra ngoài.
6 – h: Hệ thần kinh và giác quan thu nhận các kích thích từ môi trường; điều khiển, điều hoà hoạt động của các cơ quan, giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường.
7 – i: Hệ nội tiết tiết một số loại hormone tác động đến các cơ quan nhất định giúp điều hoà hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
8 – g: Hệ sinh dục giúp cơ thể sinh sản, duy trì nòi giống.
Bài 30.5 trang 84
a) Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng có thể làm giảm hiệu quả của quá trình tiêu hoá. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh như thế nào?
b) Ví dụ về bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng phản ánh mối liên hệ gì giữa các cơ quan trong cơ thể?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
a) Khi bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng làm giảm hiệu quả của quá trình tiêu hoá, cơ thể sẽ hấp thụ được ít chất dinh dưỡng hơn dẫn đến việc các cơ quan trong cơ thể hoạt động kém hơn, thời gian dài có thể dẫn tới suy nhược cơ thể.
b) Ví dụ trên phản ánh mối liên hệ mật thiết giữa các cơ quan trong cơ thể. Hoạt động của một cơ quan có ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Nói cách khác, cơ thể là một khối thống nhất.