Bài tập KHTN 8 | Bài 32. Hệ hô hấp ở người

Sách bài tập Khoa học Tự nhiên 8 | Cánh diều

Bài 32.1 trang 63

Khi hít vào không khí sẽ lần lượt đi qua các cơ quan:

A. khoang mũi khí quản hầu thanh quản phế quản phế nang.

B. khoang mũi hầu phế quản phế nang khí quản thanh quản.

C. khoang mũi khí quản phế quản hầu thanh quản phế nang.

D. khoang mũi hầu thanh quản khí quản phế quản phế nang.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: D.

- Khi hít vào không khí sẽ lần lượt đi qua các cơ quan: khoang mũi hầu thanh quản khí quản phế quản phế nang.

Bài 32.2 trang 63

Nơi diễn ra sự trao đổi khí với mao mạch là

A. khí quản.

B. phế quản.

C. phế nang.

D. thanh quản.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: C.

- Nơi diễn ra sự trao đổi khí với mao mạch là phế nang. Phế nang được bao bọc bởi hệ thống mao mạch dày đặc giúp quá trình trao đổi khí diễn ra dễ dàng.

Bài 32.3 trang 63

Khí quản có chức năng

A. phát âm.

B. cho thức ăn đi qua.

C. cho không khí đi qua và làm sạch không khí.

D. trao đổi khí với mao mạch.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: C.

- Khí quản có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục, dẫn khí từ ngoài vào. Do đó, khí quản có chức năng cho không khí đi qua và làm sạch không khí.

Bài 32.4 trang 64

Bộ phận gồm hai ống, phân nhánh nhiều lần, nối khí quản với phổi là

A. thanh quản.

B. phế nang.

C. màng phổi.

D. phế quản.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: D.

- Phế quản nối khí quản với phổi. Phế quản chia thành hai nhánh đi vào phổi và phân nhánh đến các phế nang để máu lưu thông từ đường ống dẫn khí đến các phế nang và ngược lại.

Bài 32.5 trang 64

Chức năng của phế nang là

A. trao đổi khí.

B. dẫn vào phổi.

C. làm ẩm không khí.

D. cung cấp O2 cho phổi.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: A.

- Chức năng của phế nang là trao đổi khí. Phế nang được bao bọc bởi hệ thống mao mạch dày đặc giúp quá trình trao đổi khí diễn ra dễ dàng, O2 từ phế nang đi vào mao mạch phổi và CO2 từ mao mạch phổi đi ra phế nang.

Bài 32.6 trang 64

Chức năng của hầu đối với hệ hô hấp là

A. cho phép không khí đi từ đường dẫn khí vào máu.

B. cho phép không khí từ mũi đi vào thanh quản.

C. cho phép không khí đi từ mũi xuống miệng.

D. làm sạch không khí.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: B.

- Chức năng của hầu đối với hệ hô hấp là cho phép không khí từ mũi đi vào thanh quản. Ngoài ra, hầu còn có tuyến amidan và tuyến V.A chứa nhiều tế bào lympho giúp làm sạch không khí trước khi vào phổi.

Bài 32.7 trang 64

Những phát biểu nào dưới đây về xoang mũi là đúng?

(1) Xoang mũi có hệ thống mao mạch dày đặc có chức năng làm ấm không khí.

(2) Xoang mũi có tuyến tiết chất nhầy có chức năng làm ẩm không khí trước khi

vào phổi.

(3) Xoang mũi có hệ thống mao mạch dày đặc, có chức năng trao đổi không khí: O2 đi từ xoang mũi vào mao mạch, CO2 đi từ mao mạch ra xoang mũi.

(4) Xoang mũi có nhiều lông mũi có chức năng lọc không khí.

A. (1), (2), (3).

B. (1), (2), (4).

C. (1), (3), (4).

D. (1), (2), (3).

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: B.

- (1), (2), (4) Đúng. Xoang mũi có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có nhiều lông mũi và lớp mao mạch dày đặc giúp ngăn bụi, làm ẩm, làm ấm không khí vào phổi.

- (3) Sai. Trao đổi không khí là chức năng của phế nang.

Bài 32.8 trang 64

Quá trình hô hấp là

A. quá trình hít vào đưa không khí giàu khí CO2 từ môi trường vào phổi.

B. quá trình khí O2 từ phế nang đi vào mao mạch phổi và CO2 từ mao mạch phổi đi ra phế nang.

C. quá trình khí CO2 được vận chuyển từ phế nang đến tế bào nhờ hệ tuần hoàn.

D. quá trình thở ra không khí giàu O2 từ phổi ra ngoài môi trường.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: B.

- Quá trình hô hấp là quá trình khí O2 từ phế nang đi vào mao mạch phổi và CO2 từ mao mạch phổi đi ra phế nang.

Bài 32.9 trang 64

Cho các từ ngữ: khí quản, phế quản, thanh quản, phổi, phế nang, mũi, làm ẩm không khí, dẫn không khí, phân nhánh. Chọn từ ngữ đã cho điền vào chỗ … cho phù hợp.

Bên trong …(1)… có những sợi lông nhỏ, có nhiều mạch máu và tuyến tiết chất nhầy có tác dụng làm sạch, làm ấm và …(2)… Sau đó không khí đi xuống …(3)… rồi xuống…(4)… Khí quản là một ống rỗng, gồm nhiều vòng sụn hở xếp chồng lên nhau, đóng vai trò …(5)… xuống phía dưới của hệ hô hấp. Khí quản phân nhánh thành hai ống được gọi là …(6)…, mỗi ống đi vào một …(7)… Các phế quản …(8)… nhiều lần bên trong phổi, tương tự như mô hình phân nhánh của cành cây. Ở phần cuối cùng của tiểu phế quản là một loạt cấu trúc giống như bong bóng nhỏ được gọi là …(9)…

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

(1) mũi

(2) làm ẩm không khí

(3) thanh quản

(4) khí quản

(5) dẫn không khí

(6) phế quản

(7) phổi

(8) phân nhánh

(9) phế nang

Bài 32.10 trang 65

Bài 32.10 trang 65 Sách bài tập KHTN 8: Dựa vào gợi ý dưới đây, hãy tìm ô chữ hàng ngang và hàng dọc (chữ cái điền là tiếng Việt không dấu, ví dụ HOHAP)

Hàng dọc:

(1) Chức năng chính của hệ hô hấp.

(2) Những túi khí được sắp xếp như chùm nho, nằm ở đầu tận của các ống dẫn khí nhỏ nhất trong phổi.

(3) Một ống dẫn khí hình lăng trụ, nối thanh quản với phế quản.

(4) Một phần của hệ hô hấp bao gồm xoang mũi, hầu (họng), khí quản, phế quản.

(5) Bộ phận có chức năng làm trao đổi khí, nằm trong lồng ngực, gồm lá phải và lá trái.

(8) Một cơ vân dẹt, rộng, hình vòm, làm thành một vách ngăn giữa lồng ngực và ổ bụng, tham gia vào cử động hô hấp.

Hàng ngang:

(6) Bộ phận nằm ngay bên dưới hầu (họng), tham gia vào quá trình dẫn khí, tạo âm thanh.

(7) Bệnh nhiễm trùng tại đường dẫn khí hoặc phổi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hô hấp của người bệnh.

(9) Bộ phận trên cùng của đường dẫn khí, có chức năng làm ấm, làm ẩm và làm sạch không khí.

(10) Bộ phận nằm dưới khí quản, được phân chia thành các nhánh nhỏ đi sâu vào phổi, có chức năng dẫn khí.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Hàng dọc:

(1) Chức năng chính của hệ hô hấp: Trao đổi khí (TRAODOIKHI).

(2) Những túi khí được sắp xếp như chùm nho, nằm ở đầu tận của các ống dẫn khí nhỏ nhất trong phổi: Phế nang (PHENANG).

(3) Một ống dẫn khí hình lăng trụ, nối thanh quản với phế quản: Khí quản (KHIQUAN).

(4) Một phần của hệ hô hấp bao gồm xoang mũi, hầu (họng), khí quản, phế quản: Đường dẫn khí (DUONGDANKHI).

(5) Bộ phận có chức năng làm trao đổi khí, nằm trong lồng ngực, gồm lá phải và lá trái: Phổi (PHOI).

(8) Một cơ vân dẹt, rộng, hình vòm, làm thành một vách ngăn giữa lồng ngực và ổ bụng, tham gia vào cử động hô hấp: Cơ hoành (COHOANH).

Hàng ngang:

(6) Bộ phận nằm ngay bên dưới hầu (họng), tham gia vào quá trình dẫn khí, tạo âm thanh: Thanh quản (THANHQUAN).

(7) Bệnh nhiễm trùng tại đường dẫn khí hoặc phổi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hô hấp của người bệnh: Viêm đường hô hấp (VIEMDUONGHOHAP).

(9) Bộ phận trên cùng của đường dẫn khí, có chức năng làm ấm, làm ẩm và làm sạch không khí: Khoang mũi (KHOANGMUI).

(10) Bộ phận nằm dưới khí quản, được phân chia thành các nhánh nhỏ đi sâu vào phổi, có chức năng dẫn khí: Phế quản (PHEQUAN).

Bài 32.11 trang 65

Nêu nguyên nhân, hậu quả và cách phòng chống các bệnh: viêm họng, cúm, ung thư phổi.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Bệnh

Nguyên nhân

Hậu quả

Cách phòng tránh

Viêm họng

Vi khuẩn và virus

- Gây sốt cao, đau rát họng, ho khan, hoặc có đờm, sưng đau amidan, nuốt vướng, mệt mỏi.

- Gây biến chứng: khó nuốt, khó nói, khó thở, viêm tai giữa, viêm phổi,…

- Rửa tay sạch bằng xà phòng.

- Vệ sinh mũi họng.

- Chữa viêm họng khỏi triệt để, tránh biến chứng.

Cúm

Virus cúm

(Influenza virus)

- Gây sốt ho nhức đầu, đau cơ và mệt mỏi.

- Gây biến chứng: viêm cơ, suy đa cơ quan,…

- Tiêm vaccine.

- Rửa tay đúng cách.

- Vệ sinh mũi họng.

- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.

- Tránh tiếp xúc gần với người bệnh.

- Tránh chạm tay vào mắt mũi hoặc miệng.

Ung thư phổi

- Khói thuốc lá

- Ô nhiễm không khí

- Tiếp xúc với chất phóng xạ,…

- Gây khó thở, ho nhiều, đau tức ngực.

- Làm suy kiệt cơ thể.

- Gây tử vong.

- Không hút thuốc.

- Lối sống lành mạnh.

Sách bài tập Khoa học Tự nhiên 8 | Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài 34.1 trang 90

Quan sát Hình 34.2 SGK và cho biết, khi chúng ta thở ra thì

A. xương ức và xương sườn hạ xuống, cơ hoành dãn ra khiến thể tích lồng ngực tăng.

B. xương ức và xương sườn nâng lên, cơ hoành dãn ra khiến thể tích lồng ngực giảm.

C. xương ức và xương sườn nâng lên, cơ hoành dãn ra khiến thể tích lồng ngực tăng.

D. xương ức và xương sườn hạ xuống, cơ hoành dãn ra khiến thể tích lồng ngực giảm.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: D.

- Khi thở ra: Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn ra, xương ức và xương sườn hạ xuống → Thể tích lồng ngực giảm đẩy không khí từ phổi ra ngoài.

Bài 34.2 trang 90

Quan sát Hình 34.3 SGK và cho biết loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu trong quá trình trao đổi khí ở tế bào?

A. Khí N2.

B. Khí H2.

C. Khí CO2.

D. Khí O2.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: C.

- Trao đổi khí ở tế bào: O2 được khuếch tán từ máu trong mao mạch cơ thể vào các tế bào và CO2 từ trong các tế bào vào máu trong mao mạch cơ thể.

Bài 34.3 trang 90

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để được nội dung đúng.

Hệ hô hấp ở người giúp cung cấp O2 cho các …(1)…của cơ thể và loại bỏ CO2 do các tế bào thải ra khỏi…(2)… Quá trình hô hấp bao gồm …(3)…, trao đổi khí ở …(4)…và trao đổi khí ở tế bào.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

(1) tế bào

(2) cơ thể

(3) sự thông khí ở phổi

(4) phổi

Bài 34.4 trang 91

Lựa chọn biện pháp bảo vệ hệ hô hấp cho phù hợp với tác dụng tránh các tác nhân có hại trong bảng bằng cách ghép thông tin ở cột A (Biện pháp) với cột B (Tác dụng).


A. Biện pháp

B. Tác dụng

1.Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường phố, nơi công sở, trường học, bệnh viện và nơi ở

a) Hạn chế ô nhiễm không khí từ các vi sinh vật gây bệnh

2. Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải ra khí độc hại; không hút thuốc và vận động mọi người không nên hút thuốc

b) Hỗ trợ lọc bỏ bụi bẩn, vi khuẩn,... có trong không khí và hạn chế chúng đi vào hệ hô hấp

3. Đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh và ở những khu vực có nhiều khói, bụi

c) Hạn chế ô nhiễm không khí từ các chất khí độc (CO, nicotine,...)

4. Đảm bảo nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp; thường xuyên dọn vệ sinh; không khạc nhổ bừa bãi

d) Điều hoà thành phần không khí (chủ yếu là tỉ lệ O2 và CO2) theo hướng có lợi cho hô hấp

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

1– d: Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường phố, nơi công sở, trường học, bệnh viện và nơi ở giúp điều hoà thành phần không khí (chủ yếu là tỉ lệ O2 và CO2) theo hướng có lợi cho hô hấp.

2 – c: Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải ra khí độc hại; không hút thuốc và vận động mọi người không nên hút thuốc giúp hạn chế ô nhiễm không khí từ các chất khí độc (CO,nicotine,...).

3 – b: Đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh và ở những khu vực có nhiều khói, bụi giúp hỗ trợ lọc bỏ bụi bẩn, vi khuẩn,... có trong không khí và hạn chế chúng đi vào hệ hô hấp.

4 – a: Đảm bảo nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp; thường xuyên dọn vệ sinh; không khạc nhổ bừa bãi giúp hạn chế ô nhiễm không khí từ các vi sinh vật gây bệnh.

Bài 34.5 trang 91

Sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào diễn ra theo nguyên lí nào?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào diễn ra theo nguyên lí khuếch tán:

- Sự trao đổi khí ở phổi xảy ra giữa máu và phế nang theo nguyên lí khuếch tán nhờ sự chênh lệch nồng độ của từng chất khí (O2 và CO2) giữa máu và phế nang; màng phế nang và màng mao mạch rất mỏng.

- Sự trao đổi khí ở tế bào xảy ra giữa máu và tế bào theo nguyên lí khuếch tán nhờ sự chênh lệch nồng độ của từng chất khí (O2 và CO2) giữa máu và tế bào; màng tế bào và màng mao mạch rất mỏng.

Bài 34.6 trang 91

Các cơ quan trong đường dẫn khí có đặc điểm cấu tạo như thế nào để có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Những đặc điểm cấu tạo của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi và đặc điểm tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại là:

- Làm ẩm không khí: Do lớp niêm mạc có khả năng tiết chất nhầy lót bên trong đường dẫn khí (mũi, khí quản, phế quản).

- Làm ấm không khí: Do lớp mao mạch máu dày đặc, căng máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc, đặc biệt ở mũi, phế quản.

- Tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại: Lông mũi và chất nhầy giữ lại các hạt bụi lớn và nhỏ. Tuyến amidan và tuyến V.A ở họng chứa nhiều tế bào lympho giúp tiêu diệt vi khuẩn trong không khí . Nắp thanh quản đậy kín đường hô hấp, ngăn không cho thức ăn lọt vào khi nuốt.

Bài 34.7 trang 91

Trong khi ăn cơm, hai chị em Lan và Hưng nói chuyện và cười đùa rất to. Thấy vậy, mẹ hai bạn tỏ ý không hài lòng và yêu cầu hai chị em phải tập trung vào việc nhai, nuốt thức ăn, không nên vừa ăn vừa cười đùa. Tại sao mẹ hai bạn lại khuyên các con của mình như vậy?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Khi ăn, không nên vừa nhai vừa cười nói, đùa nghịch vì: Khi vừa nhai vừa cười nói, đùa nghịch thì thức ăn có thể lọt vào đường dẫn khí (thanh quản, khí quản) dẫn đến bị sặc, thậm chí gây tắc đường dẫn khí của hệ hô hấp, làm cho não bộ thiếu O2 có thể gây nguy hiểm đến tính mạng,...

Bài 34.8 trang 91

Giải thích vì sao khi đun bếp than trong phòng kín dễ gây ra hiện tượng ngạt thở.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Đun bếp than trong phòng kín dễ gây ra hiện tượng ngạt thở vì:

- Do phòng kín nên không khí khó lưu thông được với bên ngoài (thậm chí không thể lưu thông với bên ngoài). Khi đun bếp than thì lượng O2 có trong phòng đã tham gia vào phản ứng cháy, đồng thời tạo ra khí CO2 và CO. Kết quả hàm lượng khí O2 giảm, hàm lượng CO và CO2 tăng.

- CO dễ dàng kết hợp với hemoglobin trong máu tạo thành carboxyhemoglobin qua phản ứng: Hb + CO → HbCO. HbCO là một hợp chất rất bền, khó bị phân tách, do đó máu thiếu Hb tự do chuyên chở O2 dẫn đến tế bào thiếu O2 nên gây ra hiện tượng ngạt thở.

Bài 34.9 trang 91

Một người hô hấp bình thường có tần số hô hấp là 18 nhịp/1 phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng khí là 450 mL. Khi người ấy tập luyện hô hấp sâu, tần số hô hấp là 13 nhịp/1 phút, mỗi nhịp hít vào 650 mL không khí. Biết rằng, lượng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp là 150 mL.

a) Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của người hô hấp thường và hô hấp sâu.

b) So sánh lượng khí hữu ích giữa hô hấp thường và hô hấp sâu.

c) Nêu ý nghĩa của việc của hô hấp sâu.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) - Khi người đó hô hấp bình thường:

+ Lưu lượng khí lưu thông trong 1 phút là: 18 × 450 mL = 8 100 mL.

+ Lưu lượng khí ở khoảng chết mà người đó hô hấp thường (vô ích) là:

18 × 150 mL = 2 700 mL.

+ Lượng khí hữu ích trong 1 phút hô hấp thường là:

8 100 mL – 2 700 mL = 5 400 mL.

- Khi người đó hô hấp sâu:

+ Lưu lượng khí lưu thông trong 1 phút là: 13 × 650 mL = 8 450 mL.

+ Lưu lượng khí vô ích ở khoảng chết là: 13 × 150 mL = 1 950 mL.

+ Lượng khí hữu ích trong 1 phút hô hấp thường là:

8 450 mL – 1 950 mL = 6 500 mL.

b) Lượng khí hữu ích hô hấp sâu nhiều hơn hô hấp thường là:

6 500 mL – 5 400 mL = 1 100 mL.

c) Ý nghĩa của việc của hô hấp sâu: Hô hấp sâu sẽ làm tăng lượng khí hữu ích cho hoạt động hô hấp. Vì thế, cần phải rèn luyện để có thể hô hấp sâu và giảm nhịp thở.

Post a Comment

Previous Post Next Post