KHTN6-BT | Bài 3. Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo - Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học

Sách bài tập Khoa học Tự nhiên 6 | Chân trời sáng tạo

Bài 3.1 trang 10

Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây

A. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.

B, Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.

C. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.

D. Tất cả các ý trên.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện theo cả 3 nguyên tắc:

+ Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.

+ Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.

+ Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.

- Chọn đáp án D.

Bài 3.2 trang 10

Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành

A. Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.

B. Làm theo các thí nghiệm xem trên internet.

C. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm với hoá chất.

D. Rửa sạch tay sau khi làm thí nghiệm.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Các quy tắc ăn toàn trong phòng thực hành: A, C, D.

- Hành động không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành: Làm theo các thí nghiệm xem trên internet. Vì các thông tin trên internet đến từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau nên có những độ tin cậy nhất định. Nếu không may, ta xem phải nguồn tin không chính xác sẽ làm thí nghiệm sai ảnh hưởng tới kết quả thí nghiệm và những ảnh hưởng khác.

- Chọn đáp án B.

Bài 3.3 trang 10

Dụng cụ ở hình bên tên gọi là gì và thường dùng để làm gì

A. Ống pipette, dùng lấy hoá chất.

B. Ống bơm tiêm, dùng chuyển hoá chất cho cây trồng.

C. Ống bơm hóa chất, dùng để làm thí nghiệm.

D. Ông bơm khí, dùng để bơm không khí vào ống nghiệm.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Dụng cụ ở hình trên tên gọi là ống pipette và thường dùng để lấy hóa chất.

- Chọn đáp án A.

Bài 3.4 trang 10

Bài 3.4 trang 10 sách bài tập KHTN 6: Biển báo ở hình bên cho chúng ta biết điều gì?

A. Chất dễ cháy.

B. Chất gây nổ.

C. Chất ăn mòn.

D. Phải đeo găng tay thường xuyên.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Biển báo “Phải đeo găng tay thường xuyên” thuộc biển báo hiệu lệnh: hình tròn, nền xanh, hình vẽ có màu trắng.

- Biển báo “chất dễ cháy, chất nổ” thuộc biển báo nguy hại do hóa chất gây ra: hình vuông, viền đen, nền đỏ cam.

Chọn đáp án C.

Bài 3.5 trang 10

Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào?

A. Kinh có độ.

B. Kính lúp.

C. Kính hiển vi.

D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Vì tế bào thực vật có kích thước rất nhỏ nên phải sử dụng kính hiển vi phóng đại lên 40 - 3000 lần mới có thể quan sát được.

- Chọn đáp án C.

Bài 3.6 trang 10

Khi không may bị hoá chất ăn da bám lên tay thì bước đầu tiên và cần thiết nhất là phải làm gì?

A. Đưa ra trung tâm y tế cấp cứu.

B. Hô hấp nhân tạo.

C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép vào.

D. Cởi bỏ phần quần áo dính hoá chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Khi không may bị hoá chất ăn da bám lên tay thì bước đầu tiên và cần thiết nhất là phải: Cởi bỏ phần quần áo dính hoá chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức.

+ Cởi bỏ quần áo dính hóa chất trước khi lượng hóa chất dính trên áo bám được vào da gây bỏng.

+ Xả tay dưới vòi nước giúp một phần lượng hóa chất bám trên tay trôi theo dòng nước, không để bám vào da gây bỏng.

- Chọn đáp án D.

Bài 3.7 trang 11

Khi dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng, bạn Nguyên đặt mắt để quan sát và đọc số đo theo 3 cách như trong hình bên, Theo em, bạn Nguyên đặt mắt quan sát theo cách nào là đúng?

A. Cách (a).

B. Cách (b).

C. Cách (c).

D. Cách nào cũng được.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Cách đặt mắt để đọc thể tích chất lỏng là: Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.

⟹ Đặt mắt theo cách (b) là chính xác.

- Chọn đáp án B.

Bài 3.8 trang 11

Trong phòng thực hành có thiết bị như trong sau:

a) Tên thiết bị này là gì?

b) Thiết bị này dùng để làm gì?

c) Sau khi dùng thiết bị này làm thí nghiệm, bạn Nguyên không gỡ quả nặng trên thiết bị và treo lên giá đỡ. Theo em, bạn Nguyên làm vậy là đúng hay sai? Giải thích.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) Tên thiết bị này là lực kế.

b) Thiết bị này dùng để đo lực.

c) - Sau khi dùng thiết bị này làm thí nghiệm, bạn Nguyên không gỡ quả nặng trên thiết bị và treo lên giá đỡ. Bạn Nguyên làm vậy là không đúng.

- Vì bạn Nguyên không gỡ quả nặng ra khỏi lực kế, nếu treo liên tục sẽ làm lò xo trong lực kế bị dãn ra và làm mất độ chính xác của các lần đo sau.

Sách bài tập Khoa học Tự nhiên 6 | Cánh diều

Bài 2.1 trang 6

Các bước để đo thể tích một hòn đá:

1. Buộc hòn đá vào một sợi dây.

2. Cầm sợi dây, nhúng hòn đá ngập trong nước ở cốc đong, mực nước trong cốc dâng lên.

3. Đặt cốc đong trên mặt phẳng, đổ một lượng nước bằng khoảng thể tích cốc, đọc và ghi lại thể tích nước.

4. Đọc và ghi lại thể tích nước. Lấy thể tích này trừ đi thể tích nước ban đầu ta tính được thể tích hòn đá.

Thứ tự thực hiện đúng các bước là:

A. 1 – 2 – 3 – 4

B. 1 – 4 – 3 – 2

C. 3 – 1 – 2 – 4

D. 3 – 4 – 2 – 1

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Các bước để đo thể tích một hòn đá:

+ Đặt cốc đong trên mặt phẳng, đổ một lượng nước bằng khoảng ½ thể tích cốc, đọc và ghi lại thể tích nước.

+ Buộc hòn đá vào một sợi dây.

+ Cầm sợi dây, nhúng hòn đá ngập trong nước ở cốc đong, mực nước trong cốc dâng lên.

+ Đọc và ghi lại thể tích nước. Lấy thể tích này trừ đi thể tích nước ban đầu ta tính được thể tích hòn đá.

- Chọn đáp án C.

Bài 2.2 trang 6

Để lấy 2ml nước cất, nên sử dụng dụng cụ nào dưới đây là thích hợp nhẩt?

A. Cốc đong có dung tích 50ml

B. Ống pipet có dung tích 5ml

C. Ống nhỏ giọt có dung tích 1ml

D. Ống nghiệm có dung tích 10 ml

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Để lấy 2ml nước cất ta cần dụng cụ có thể lấy được nước bằng ông pipet có dung tích 5ml vì nó hút nước cất dễ dàng và có GHĐ phù hợp.

- Chọn đáp án B.

Bài 2.3 trang 6

Để đo thể tích chất lỏng, em dùng dụng cụ nào dưới đây?

A. Bình chia độ

B. Ống nghiệm

C. Ống nhỏ giọt

D. Bình thủy tinh

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Để đo thể tích chất lỏng ta cần dùng bình chia độ vì nó có vạch chia và đơn vị đo.

- Chọn đáp án A.

Bài 2.4 trang 6

Nếu muốn quan sát các loại gân lá, em nên sử dụng loại kính nào?

A. Kính hiển vi

B. Kính râm

C. Kính lúp

D. Kính cận

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Muốn quan sát các loại gân lá, em nên sử dụng loại kính lúp vì kính lúp giúp ta quan sát được các vật không quá nhỏ, có khả năng phóng ảnh từ 3 đến 20 lần.

- Chọn đáp án C.

Bài 2.5 trang 6

Kí hiệu trong hình 2.1 thể hiện điều gì?

A. Chất dễ cháy.

B. Chất gây hại cho môi trường.

C. Chất độc hại sinh học.

D. Chất ăn mòn.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Hình 2.1 thể hiện chất gây hại cho môi trường.

- Chọn đáp án B.

- Lưu ý:

+ Chất dễ cháy.

+ Chất độc hại sinh học.

+ Chất ăn mòn.

Bài 2.6 trang 6

Việc làm nào dưới đây không được thực hiện trong phòng thực hành?

A. Ăn, uống trong phòng thực hành.

B. Làm theo hướng dẫn của thầy, cô giáo.

C. Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm.

D. Thu dọn hóa chất sau khi sử dụng.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

A – không được thực hiện trong phòng thực hành

B – được thực hiện trong phòng thực hành

C – được thực hiện trong phòng thực hành

D - được thực hiện trong phòng thực hành

Chọn đáp án A.

Bài 2.7 trang 7

Muốn quan sát tế bào lá cây, ta dùng dụng cụ nào?

A. Kính lúp.

B. Kính râm.

C. Kính cận.

D. Kính hiển vi.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Muốn quan sát tế bào lá cây, ta dùng dụng cụ kính hiển vi vì kính có thể quan sát được những vật rất nhỏ do có khả năng phóng đại hình ảnh của vật lên từ 100 đến 1000 lần.

- Chọn đáp án D.

Bài 2.8 trang 7

Điền dụng cụ đo tương ứng với từng phép đo trong bảng dưới đây.

STT

Phép đo

Dụng cụ đo

1

Cân nặng cơ thể người


2

Thời gian bạn An chạy quãng đường 100m


3

Đong 100ml nước


4

Chiều dài phòng học


5

Thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể)


🌟 Lời giải chi tiết 🌟

STT

Phép đo

Dụng cụ đo

1

Cân nặng cơ thể người

Cân

2

Thời gian bạn An chạy quãng đường 100m

Đồng hồ bấm giây

3

Đong 100ml nước

Bình chia độ

4

Chiều dài phòng học

Thước cuộn

5

Thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể)

Nhiệt kế

Bài 2.9 trang 7

Bài 2.9 trang 7 sách bài tập KHTN 6: Hãy ghi chú thích các bộ phận của kính hiển vi quang học trong hình 2.2.

1. ........................

2. ........................

3. ........................

4. ........................

5. ........................

6. ........................

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

1. Thị kính

2. Vật kính

3. Bàn kính

4. Núm điều chỉnh thô

5. Núm điều chỉnh tinh

6. Đèn chiếu sáng

Bài 2.10 trang 7

Đánh dấu x vào cột Nên làm hoặc Không nên làm với mỗi nội dung trong bảng dưới đây.

STT

Nội dung

Nên làm

Không nên làm

1

Đeo găng tay trước khi làm thí nghiệm.



2

Đeo kính bảo vệ mắt và khẩu trang khi làm thí nghiệm



3

Thông báo ngay với cô giáo và các bạn khi ống nghiệm bị vỡ.



4

Đổ hóa chất ra bàn thí nghiệm, đổ lẫn các loại hóa chất vào nhau.



5

Đưa hóa chất lên mũi để ngửi.



6

Nghiêng đèn cồn để châm lửa.



7

Đổ hóa chất vào bồn rửa.



8

Rửa tay bằng xà phòng sau khi làm thí nghiệm.



9

Chạy nhảy, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm.



🌟 Lời giải chi tiết 🌟

STT

Nội dung

Nên làm

Không nên làm

1

Đeo găng tay trước khi làm thí nghiệm.

x


2

Đeo kính bảo vệ mắt và khẩu trang khi làm thí nghiệm

x


3

Thông báo ngay với cô giáo và các bạn khi ống nghiệm bị vỡ.

x


4

Đổ hóa chất ra bàn thí nghiệm, đổ lẫn các loại hóa chất vào nhau.


x

5

Đưa hóa chất lên mũi để ngửi.


x

6

Nghiêng đèn cồn để châm lửa.


x

7

Đổ hóa chất vào bồn rửa.


x

8

Rửa tay bằng xà phòng sau khi làm thí nghiệm.

x


9

Chạy nhảy, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm.


x

Sách bài tập Khoa học Tự nhiên 6 | Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài 2.1 trang 6

Các biển báo trong Hình 2.1 có ý nghĩa gì?

A. Cấm thực hiện.

B. Bắt buộc thực hiện.

C. Cảnh báo nguy hiểm.

D. Không bắt buộc thực hiện.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Nhận biết biển báo cấm:

+ Biển báo cấm có hình tròn.

+ Phần lớn biển có nền màu trắng, viền đỏ, nội dung biểu thị màu đen.

+ Một số ít biển có nền xanh, viền đỏ, nội dung trắng hoặc nền trắng, viền đỏ, nội dung màu đen.

- Các biển báo trong Hình 2.1 có ý nghĩa là cấm thực hiện:

+ Biển báo cấm uống nước (không phải nước uống)

+ Biển báo cấm dùng lửa

+ Biển báo cấm ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm; không nếm thử hoặc ngửi hóa chất.

- Chọn đáp án A.

Bài 2.2 trang 6

Phương án nào trong Hình 2.2 thể hiện đúng nội dung của biển cảnh báo?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Biển báo cấm dùng lửa

- Biển báo phải đi ủng

- Biển báo cấm uống nước (không phải nước uống)

- Biển báo hóa chất ăn mòn

⟹ Như vậy, hình 2.2 b thể hiện đúng nội dung của biển cảnh báo.

⟹ Chọn đáp án B

Bài 2.3 trang 6

Chọn các nội dung ở cột bên phải thể hiện đúng các biển báo tương ứng trong các hình ở cột trái.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Các nội dung ở cột bên phải thể hiện đúng các biển báo tương ứng trong các hình ở cột trái là:

1 – b: Chất dễ cháy

2 – a: chất độc

3 – d: dụng cụ sắc nhọn

4 – c: nguồn điện

5 – g: bình chữa cháy

6 – e: nhiệt độ cao

Bài 2.4 trang 7

Tại sao sau khi làm thí nghiệm xong cần phải: lau dọn sạch chỗ làm thí nghiệm; sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ; rửa sạch tay bằng xà phòng?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Sau khi làm thí nghiệm xong cần phải:

- Lau dọn sạch chỗ làm thí nghiệm để đảm bảo vệ sinh và tránh gây nguy hiểm cho những người sau tiếp tục làm việc trong phòng thí nghiệm.

- Sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ để dễ tìm và tránh những sự cố nhầm lẫn gây ra tình huống không mong muốn trong phòng thí nghiệm.

- Rửa sạch tay bằng xà phòng để loại bỏ những hóa chất gây ăn mòn da tay hoặc vi khuẩn nguy hại tới sức khỏe có thể dính trên tay khi làm thí nghiệm.

Bài 2.5 trang 7

Hãy quan sát phòng thực hành của trường em để tìm hiểu xem còn vị trí nào cần đặt biển cảnh báo mà chưa thực hiện và chỉ ra cách thực hiện.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Câu này các em quan sát phòng thực hành của trường xem có vị trí nào cần thiết cảnh báo mà chưa có biển thì cần mua hoặc vẽ biển cảnh báo vào vị trí đó.

- Ví dụ:

+ Chỗ vòi nước rửa tay trong phòng thực hành chưa có biển báo: cần gắn biển báo cấm uống nước.

+ Chỗ để dao và một số vật dụng sắc nhọn chưa có biển báo: cần gắn biển báo dụng cụ sắc nhọn.

Post a Comment

Previous Post Next Post