Bài tập KHTN 8 | Bài 10. Thang pH

Sách bài tập Khoa học Tự nhiên 8 | Cánh diều

Bài 10.1 trang 23

Thang pH thường dùng có giá trị

A. Từ 7 đến 14.

B. Từ 1 đến 14.

C. từ 3 đến 14.

D.Từ 1 đến 7.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: B.

- Thang pH thường dùng có giá trị từ 1 đến 14.

Bài 10.2 trang 23

Dung dịch X có pH = 3,0 dung dịch Y có pH = 9,0. Kết luận nào sau đây về dung dịch X, Y là đúng?

A. Cả X và Y đều là dung dịch acid.

B. Cả X và Y đều là dung dịch base.

C. X là dung dịch acid, Y là dung dịch base.

D. X là dung dịch base, Y là dung dịch acid.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: C.

- Dung dịch X có pH = 3,0 > 7,0 nên là dung dịch acid; dung dịch Y có pH = 9,0 < 7,0 nên là dung dịch base.

Bài 10.3 trang 24

Dung dịch không màu X có pH = 10 dung dịch không màu Y có pH = 4. Khi nhỏ dung dịch phenolphthalein vào các dung dịch X, Y thì có hiện tượng

A. dung dịch X và Y chuyển sang màu hồng.

B. dung dịch X và Y không chuyển màu.

C. dung dịch X chuyển sang màu hồng, dung dịch Y không chuyển màu.

D. dung dịch X không chuyển màu, dung dịch Y chuyển sang màu hồng.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: C.

- Dung dịch không màu X có pH = 10 > 7, có môi trường base; khi nhỏ dung dịch phenophthalein sẽ chuyển sang màu hồng;

- Dung dịch không màu Y có pH = 4 < 7, có môi trường acid; khi nhỏ dung dịch phenolphthalein vào Y thì không có sự chuyển màu.

Bài 10.4 trang 24

Trong các dung dịch giấm ăn NaCl nước ép quả chanh nước vôi trong số lượng dung dịch có pH > 7 là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: A.

- Chỉ có dung dịch nước vôi trong có pH > 7.

Bài 10.5 trang 24

Có ba ống nghiệm mỗi ống chứa 2 mL dung dịch HCl 0,1 M. Thêm 2 mL dung dịch HCl 0,1 M vào ống (1), 2 mL nước cất vào ống (2), 2 mL dung dịch NaOH 0,1 M vào ống (3), sau đó lắc đều các ống nghiệm. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Dung dịch trong ba ống nghiệm có pH bằng nhau.

B. pH của dung dịch trong ống (1) lớn nhất.

C. pH của dung dịch trong ống (2) lớn nhất.

D. pH của dung dịch trong ống (3) lớn nhất.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: D

- Do các ống (1) và (2) có môi trường acid; ống (3) có môi trường trung tính.

Bài 10.6 trang 24

Để tìm hiểu tính acid base của dung dịch Lan và Hồng đã thực hiện theo hai cách khác nhau.

Lan đánh số các dung dịch (1), (2) và (3); sau đó nhỏ các dung dịch lên giấy quỳ tím. Kết quả như sau:

- Dung dịch (1) làm quỳ tím hóa đỏ.

- Dung dịch (2) làm quỳ tím hóa xanh.

- Dung dịch (3) không làm đổi màu quỳ tím.

Hồng kí hiệu các dung dịch là A, B và C; sau đó đo pH của các dung dịch. Kết quả như sau:

- Dung dịch A có pH = 3,5.

- Dung dịch B có pH = 6,8.

- Dung dịch C có pH = 9,4.

Theo em, kết quả của hai bạn Lan và Hồng có phù hợp với nhau không? Dung dịch A, B, C của bạn Hồng là dung dịch nào tương ứng trong thí nghiệm của bạn Lan?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Kết quả của Lan và Hồng là phù hợp với nhau, trong đó:

- Dung dịch A là dung dịch số (1).

- Dung dịch B là dung dịch số (3).

- Dung dịch C là dung dịch số (2).

Bài 10.7 trang 24

Nước ép táo có pH = 3,0 còn nước ép từ cà rốt có pH = 5,0. Trong hai loại nước ép trên, loại nào có độ acid mạnh hơn?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Nước ép táo có độ acid mạnh hơn do pH nhỏ hơn.

Bài 10.8 trang 24

Bạn An cho nước ép chanh vào ba cốc với lượng như nhau sau đó cho 50 mL dung dịch NaCl 1% vào cốc thứ nhất, 50 mL nước vào cốc thứ hai và 50 mL dung dịch saccharose (đường ăn) 5% vào cốc thứ 3. Khi nếm thử nước ở ba cốc, bạn An thấy cốc thứ ba ít chua nhất, cốc thứ 2 chua nhất. Từ đó, bạn An kết luận: Đường ăn và muối ăn (NaCl) đã làm giảm lượng acid trong dung dịch. Kết luận của bạn An có đúng không? Giải thích.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Kết luận của bạn An không đúng.

- Lượng acid trong ba cốc không thay đổi nhưng nồng độ của acid giảm xuống do dung dịch bị pha loãng, đồng thời cảm nhận vị chua giảm đi còn do tác động của đường và muối lên vị giác.

Bài 10.9 trang 25

Hãy tìm hiểu và cho biết giá trị pH của máu nước bọt dịch vị dạ dày trong cơ thể người, trường hợp nào có

a. pH nhỏ nhất.

b. pH ổn định nhất.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

pH của dịch vị dạ dày nhỏ nhất, pH của máu ổn định nhất.

Sách bài tập Khoa học Tự nhiên 8 | Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài 9.7 trang 29

Một loại nước thải có pH lớn hơn 7. Có thể dùng chất nào sau đây để đưa nước thải về môi trường trung tính?

A. Ca(OH)2.

B. H2SO4.

C. NH3.

D. CaCl2.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: B.

- H2SO4 có tính acid sẽ đưa nước thải có pH lớn hơn 7 (môi trường base) về môi trường trung tính.

Bài 9.9 trang 29

Cho các dung dịch và chất lỏng sau: H2SO4, NaOH, H2O. Trình tự tăng dần giá trị pH của các dung dịch, chất lỏng này là

A. H2SO4 < NaOH < H2O.

B. H2SO4 < H2O < NaOH.

C. NaOH < H2O < H2SO4.

D. H2O < H2SO4 < NaOH.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: B.

- Dung dịch H2SO4 có pH < 7; nước có pH = 7; dung dịch NaOH có pH > 7.

Bài 9.10 trang 29

Trình bày cách nhận biết các dung dịch sau: dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch NaCl (dụng cụ, hoá chất có đủ).

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Lấy mỗi dung dịch ra một ít làm mẫu thử. Cho 3 mẩu giấy quỳ tím vào 3 mẫu thử.

- Mẫu dung dịch nào làm quỳ tím hoá đỏ là dung dịch HCl.

- Mẫu dung dịch nào làm quỳ tím hoá xanh là dung dịch NaOH.

- Còn lại là dung dịch NaCl không làm quỳ tím chuyển màu.

Bài 9.11 trang 29

Có ba dung dịch: giấm ăn, nước đường, nước xà phòng. Hãy trình bày cách nhận biết 3 dung dịch trên (dụng cụ, hoá chất có đủ).

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Lấy mỗi dung dịch ra một ít làm mẫu thử. Cho 3 mẩu giấy quỳ tím vào 3 mẫu thử.

- Mẫu dung dịch nào làm quỳ tím hoá đỏ là giấm ăn.

- Mẫu dung dịch nào làm quỳ tím hoá xanh là nước xà phòng.

- Còn lại là nước đường không làm quỳ tím chuyển màu.

Bài 9.16 trang 30

Sau khi dùng xà phòng, tay thường bị nhờn. Người ta có thể dùng nước chanh rửa lại để hết nhờn. Hãy giải thích tại sao có thể dùng nước chanh để rửa sạch xà phòng gây nhờn.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Xà phòng nhờn vì có base. Khi rửa tay bằng nước chanh (có acid), phản ứng trung hoà xảy ra, kiềm phản ứng hết nên tay sẽ hết nhờn.

Bài 9.17 trang 30

Chất

Dịch dạ dày

Nước chanh

Nước soda

Nước cà chua

Nước táo

Sữa

Nước tinh khiết

Huyền phù Al(OH)3

pH

1

2

3

4

5

6

7

9

Dựa vào bảng pH trên hãy giải thích:

a) Tại sao đối với những người bị viêm dạ dày, khi đói, nếu uống nước hoa quả (chanh, táo,...) hoặc nước soda thì sẽ thấy bụng đau, khó chịu?

b) Người bị viêm dạ dày khi đói sẽ rất đau vì dịch dạ dày tiết ra làm đau chỗ loét. Tại sao dùng thuốc có chứa Al(OH)3 có thể làm giảm đau?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) Khi đói, dịch dạ dày nhiều (nồng độ acid trong dạ dày cao). Nếu uống thêm nước hoa quả hoặc nước soda thì sẽ làm tăng nồng độ acid trong dạ dày nên càng thấy khó chịu.

b) Al(OH)3 phản ứng trung hoà acid trong dịch dạ dày, làm giảm nồng độ acid, do đó thuốc có chứa Al(OH)3 có thể làm giảm đau.

Post a Comment

Previous Post Next Post