Bài tập KHTN 8 | Bài 9. Base

Sách bài tập Khoa học Tự nhiên 8 | Cánh diều

Bài 9.1 trang 22

Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các base?

A. NaOH, CaO, KOH, Mg(OH)2.

B. NaOH, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2.

B. NaOH, CaSO4, KOH, Mg(OH).

A. NaOH, Ca(OH)2, KOH, MgO.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: B

- Dãy chỉ gồm các base là: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2.

Bài 9.2 trang 22

Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các base tan?

A. Ba(OH)2, NaOH, KOH.

B. NaOH, Mg(OH)2, KOH.

C. NaOH, KOH, Cu(OH)2.

D. Mg(OH)2, Cu(OH)2, KOH.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: A.

- Dãy chất chỉ gồm các base tan là: Ba(OH)2, NaOH, KOH.

Bài 9.3 trang 23

Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các base không tan?

A. Fe(OH)3, Mg(OH)2, NaOH.

B. Fe(OH)3, Cu(OH)2, KOH.

C. Mg(OH)2, Cu(OH)2, Ba(OH)2.

D. Fe(OH)3, Mg(OH)2, Cu(OH)2.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: D.

- Dãy chất chỉ gồm các base không tan là: Fe(OH)3, Mg(OH)2, Cu(OH)2.

Bài 9.4 trang 23

Nhỏ dung dịch phenolphthalein vào hai dung dịch không màu X và Y thấy dung dịch X không thay đổi màu còn dung dịch Y chuyển sang màu hồng. Kết luận nào sau đây về dung dịch X và Y là đúng?

A. Cả X và Y đều là dung dịch base.

B. X là dung dịch base, Y không phải là dung dịch base.

C. Cả X và Y đều không phải là dung dịch base.

D. X không phải là dung dịch base, Y là dung dịch base.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: D.

- Dung dịch X không làm đổi màu dung dịch phenolphthalein nên dung dịch X không phải là dung dịch base.

- Dung dịch Y làm đổi màu dung dịch phenolphathalein thành màu hồng nên dung dịch Y có thể là dung dịch base.

Bài 9.5 trang 23

Có ba dung dịch không màu HCl KC1 và NaOH Hãy chọn một thuốc thử để nhận biết các chất trên. Nêu rõ cách tiến hành.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

❖ Sử dụng quỳ tím.

❖ Cách tiến hành:

- Trích mẫu thử.

- Cho lần lượt vào mỗi mẫu thử một mẩu quỳ tím:

+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ: HCl;

+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh: NaOH;

+ Quỳ tím không đổi màu: KCl.

Bài 9.6 trang 23

Làm thế nào để xác nhận một dung dịch là dung dịch base?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Có thể dùng quỳ tím hoặc phenolphthalein để nhận biết.

- Dung dịch base làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

- Dung dịch base làm phenolphthalein chuyển sang màu hồng.

Bài 9.7 trang 23

Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra khi cho các chất: NaOH, Mg(OH)2, Cu(OH)2, lần lượt tác dụng với các dung dịch HCl, H2SO4.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + 2H2O

Mg(OH)2 + H2SO4 MgSO4 + 2H2O

Cu(OH)2 + H2SO4 CuSO4 + 2H2O

Bài 9.8 trang 23

Viết các sơ đồ tạo thành ion OH trong các dung dịch: KOH, LiOH và Ba(OH)2.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

KOH → K+ + OH

LiOH → Li+ + OH

Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH

Bài 9.9 trang 23

Cho 2 ml dung dịch HCl 0,2 M vào ống nghiệm (1) 2 ml dung dịch NaOH 0,2 M vào ống nghiệm (2), 1 ml dung dịch HCl 0,2 M và 1 ml dung dịch NaOH 0,2 M vào ống nghiệm (3). Nếu cho giấy quỳ tím vào ba ống nghiệm trên thì giấy quỳ tím trong mỗi ống nghiệm sẽ có màu gì?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Ống 1: giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

- Ống 2: giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.

- Ống 3: giấy quỳ không thay đổi màu, giải thích:

HCl + NaOH → NaCl + H2O

- Ban đầu HCl và NaOH có cùng số mol, do đó phản ứng xảy ra hoàn toàn, dung dịch sau phản ứng chỉ chứa NaCl không làm đổi màu quỳ tím.

Bài 9.10 trang 23

Các chất sau đây là chất phản ứng và chất sản phẩm của ba phản ứng hoá học: HCl, NaOH, H2SO4, KCl, NaNO3, MgSO4, H2O, KOH, HNO3, Mg(OH)2. Hãy viết ba phương trình hoá học từ các chất trên.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Phương trình hoá học:

(1) HCl + KOH → KCl + H2O

(2) NaOH + HNO3 NaNO3 + H2O

(3) H2SO4 + Mg(OH)2MgSO4 + 2H2O

Lời giải:

Bài 9.11 trang 23

Tính thể tích của dung dịch H2SO4 0,4 M cần dùng để phản ứng hết với 100 ml dung dịch NaOH 0,2 M.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Số mol NaOH là: nNaOH = 0,2 × 0,1 = 0,02 (mol).

- Phương trình hoá học:

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

       2             1       (mol)

- Từ phương trình hoá học tính được số mol H2SO4 bằng 1/2 số mol NaOH và bằng 0,01 mol.

- Từ đó, tính được thể tích dung dịch H2SO4 0,4 M cần dùng là 25 ml.

Sách bài tập Khoa học Tự nhiên 8 | Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài 9.1 trang 28

Viết công thức hoá học của các chất sau đây: calcium hydroxide, iron(III) hydroxide, sodium hydroxide, aluminium hydroxide.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Công thức hoá học của các chất:

- Calcium hydroxide: Ca(OH)2;

- Iron(III) hydroxide: Fe(OH)3;

- Sodium hydroxide: NaOH;

- Aluminium hydroxide: Al(OH)3.

Bài 9.2 trang 28

Viết công thức hydroxide tương ứng với các kim loại sau: potassium, barium, chromium(III), zinc, iron(II).

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Công thức hydroxide tương ứng với các kim loại:

- Potassium: KOH;

- Barium: Ba(OH)2;

- Chromium(III): Cr(OH)3;

- Zinc: Zn(OH)2;

- Iron(II): Fe(OH)2.

Bài 9.3 trang 28

Dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

A. Potassium hydroxide.

B. Acetic acid.

C. Nước.

D. Sodium chloride.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: A-

- Potassium hydroxide là base làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Bài 9.4 trang 28

Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

A. Nước xà phòng.

B. Nước ép mướp đắng.

C. Nước đường.

D. Nước bồ kết.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: C.

- Nước đường không có tính base, không làm xanh quỳ tím.

Bài 9.5 trang 29

Dãy gồm các dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

A. NaOH, BaCl2, HBr, KOH.

B. NaOH, Na2SO4, KCl, H2O2.

C. NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH.

D. NaOH, NaNO3, KOH, HNO3.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: C.

- Các dung dịch NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH là các dung dịch base làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Bài 9.6 trang 29

Có thể dùng chất nào sau đây để khử độ chua của đất?

A. Vôi tôi (Ca(OH)2).

B. Hydrochloric acid.

C. Muối ăn.

D. Cát.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: A.

- Vôi tôi (Ca(OH)2) có tính base được dùng để khử độ chua của đất.

Bài 9.8 trang 29

Hoàn thành các phản ứng sau:

a) NaOH + HCl →

b) Ba(OH)2 + HCl →

c) Cu(OH)2 + HNO3

d) KOH + H2SO4

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) NaOH + HCl → NaCl + H2O

b) Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

c) Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + 2H2O

d) 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O

Bài 9.12 trang 29

Để điều chế dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide), người ta cho calcium oxide tác dụng với nước. Phản ứng xảy ra như sau:

CaO + H2O → Ca(OH)2

Cho 0,28 g CaO tác dụng hoàn toàn với 100 g nước. Tính nồng độ C% của dung dịch Ca(OH)2 thu được.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

nCaO=0,2856= 0,005 mol

- Phương trình hoá học: CaO + H2O → Ca(OH)2

- Số mol: 0,005 0,005 mol

- Khối lượng Ca(OH)2 tạo thành là: 0,005.74 = 0,37 gam.

- Khối lượng dung dịch thu được là: 100 + 0,28 = 100,28 gam.

- Nồng độ C% của dung dịch Ca(OH)2 thu được:

C%=mctmdd.100%=0,37100,28.100%=0,369%.

Bài 9.13 trang 30

Nhỏ từ từ dung dịch NaOH 1M vào 50 mL dung dịch H2SO4. Khi H2SO4 được trung hoà hoàn toàn thì thấy dùng hết 40 mL dung dịch NaOH.

a) Viết PTHH của phản ứng.

b) Tính nồng độ dung dịch H2SO4 ban đầu.

c) Nêu cách để nhận biết thời điểm H2SO4 được trung hoà hoàn toàn.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) Phương trình hoá học của phản ứng:

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O.

b) Số mol NaOH đã phản ứng là: nNaOH = 0,04.1 = 0,04 (mol).

Xét phản ứng: 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

Số mol: 0,04 → 0,02 mol

Vậy nồng độ dung dịch H2SO4 ban đầu là:

CM (H2SO4)=nH2SO4VH2SO4=0,020,05=0,4(M).

c) Nhỏ 1 - 2 giọt phenolphthalein vào dung dịch H2SO4. Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NaOH vào, vừa nhỏ vừa lắc. Đến khi thấy dung dịch xuất hiện màu hồng, lắc không thấy mất màu thì đó là thời điểm H2SO4 được trung hoà hoàn toàn.

Bài 9.14 trang 30

Nhỏ từ từ dung dịch HCl 1 M vào 100 g dung dịch kiềm M(OH)n có nồng độ 1,71%. Để M(OH)n phản ứng hết thì cần dùng 20 mL dung dịch HCl. Xác định kim loại trong hydroxide biết rằng hoá trị của kim loại có thể là I, II hoặc III.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Số mol HCl đã phản ứng là: nHCl = CM(HCl).VHCl = 1.0,02 = 0,02 (mol).

- Xét phản ứng: nHCl + M(OH)n → MCln + nH2O

Số mol: 0,02 → 0,02n mol

- Khối lượng của M(OH)n đã phản ứng: mM(OH)n=mdd.C%100=100.1,71100=1,71(gam).

- Gọi khối lượng nguyên tử M là x. Ta có:

0,02n.(x+17n) = 1,71

Hay 0,02x = 1,37n

- Ta có bảng giá trị:

n

1

2

3

x

68,5

137

205,5

- Giá trị phù hợp là n = 2 và x = 137. Kim loại Ba.

Bài 9.15 trang 30

Trong sản xuất nhôm có giai đoạn nhiệt phân Al(OH)3 để thu được Al2O3. Phản ứng nhiệt phân xảy ra như sau:

2Al(OH)3 to Al2O3 + 3H2O

Để thu được 1 tấn Al2O3 thì cần nhiệt phân bao nhiêu tấn Al(OH)3, biết rằng hiệu suất phản ứng đạt 90%?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Trong 1 tấn Al2O3106102 mol

- Theo phương trình hoá học của phản ứng:

2Al(OH)3 to Al2O3 + 3H2O

Số mol: 10651106102

- Vậy theo lí thuyết, cần 10651 mol Al(OH)3 cho phản ứng nhiệt phân.

- Thực tế: vì hiệu suất phản ứng là 90% do đó số mol Al(OH)3 thực tế cần là:

10651.10090=2,18.104(mol)

- Khối lượng Al(OH)3 thực tế cần là: m = 2,18.104.78 = 1700400 gam = 1,7 tấn.

Post a Comment

Previous Post Next Post