Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

TÓM TẮT LÝ THUYẾT


I. Đặc điểm cấu tạo vỏ nguyên tử khí hiếm

Lớp vỏ ngoài cùng của các nguyên tử khí hiểm có 8 electron (riêng He có 2 electron) là lớp vỏ bền vững. Vì vậy, các nguyên tử khí hiểm tốn tại độc lập trong điêu kiện thường. 

Nguyên tử của các nguyên tổ khác có lớp vỏ ngoài cùng kém bên, có xu hưởng tạo ra lớp vỏ tương tự khi hiểm khi liên kết với nguyên tử khác. 


II. Liên kết ion

1. Sự tạo thành liên kết trong phân tử sodium chloride

Nguyên tử Na cho đi 1 electron lớp ngoài cùng để trở thành ion mang một điện tích dương, kí hiệu là Na+.

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học (CD)

- Nguyên tử Cl nhận 1 electron từ nguyên tử Na để trở thành ion mang một điện tích âm, kí hiệu là Cl-.

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học (CD)

- Các ion Na+ và Cl- hút nhau để tạo thành liên kết trong phân tử sodium chloride.

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học (CD)

 2. Sự tạo thành liên kết trong phân tử magnesium oxide

Nguyên tử Mg cho đi 2 electron lớp ngoài cùng để trở thành ion mang hai điện tích dương, kí hiệu là Mg2+.

Nguyên tử O nhận 2 electron từ nguyên tử Mg để trở thành ion mang một điện tích âm, kí hiệu là O2-.

Các ion Mg2+ và O2- hút nhau để tạo thành liên kết trong phân tử magnesium oxide.

3. Khái niệm liên kết ion

Liên kết ion là liên kết được tạo thành bởi lực hút giữa ion dương và ion âm. Chất được tạo thành bởi ion dương và ion âm được gọi là hợp chất ion. Khi kim loại điển hình kết hợp với phi kim điển hình, nguyên tử kim loại sẽ cho electron để tạo thành ion dương, nguyên tử phi kim sẽ nhận electron tạo thành ion âm. Các ion dương và ion âm hút nhau, tạo ra hợp chất ion.

- Tính chất chung của hợp chất ion:

+ Là chất rắn ở điều kiện thường.

+ Thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.

+ Khi tan trong nước tạo ra dung dịch dẫn được điện. 


III. Liên kết cộng hóa trị

1. Sự tạo thành liên kết trong phân tử hydrogen

- Nguyên tử H chỉ có 1 electron và cần thêm 1 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm.

- Khi hai nguyên tử H liên kết với nhau, mỗi nguyên tử góp 1 electron để tạo ra đôi electron dùng chung.

- Hạt nhân của hai nguyên tử H cùng hút đôi electron dùng chung và liên kết với nhau tạo thành phân tử hydrogen.

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học (CD)

2. Sự tạo thành liên kết trong phân tử nước

- Khi O kết hợp với H, nguyên tử O góp 2 electron, mỗi nguyên tử H góp 1 electron. Như vậy, giữa nguyên tử O và nguyên tử H có một đôi electron dùng chung.

- Hạt nhân nguyên tử O và H cùng hút đôi electron dùng chung, liên kết với nhau tạo ra phân tử nước.

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học (CD)

3. Sự tạo thành liên kết trong phân tử carbon dioxide

- Nguyên tử C có 4 electron lớp ngoài cùng, cần thêm 4 electron để được lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm Ne.

- Trong phân tử khí carbonic, nguyên tử C góp 4 electron, mỗi nguyên tử O góp 2 electron, giữa nguyên tử C và O có hai đôi electron dùng chung.

- Hạt nhân nguyên tử C và O cùng hút đôi electron dùng chung, liên kết với nhau tạo thành phân tử khí carbonic.

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học (CD)

4. Khái niệm liên kết cộng hoá trị

- Liên kết cộng hoá trị là liên kết được tạo thành bởi một hoặc nhiều đôi electron dùng chung giữa hai nguyên tử. Chất được tạo thành nhờ liên kết cộng hoá trị được gọi là chất cộng hoá trị.

- Để có được lớp vỏ electron bền vững tương tự khí hiếm, các nguyên tử phi kim đã góp các electron để tạo ra một hoặc nhiều đôi electron dùng chung giữa các nguyên tử và liên kết với nhau thành phân tử.

- Tính chất chung của chất cộng hoá trị:

+ Có cả ở ba thể: thể rắn (đường ăn,...), thể lỏng (ethanol,...), thể khí (oxygen,...).

+ Thường có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy thấp.

+ Nhiều chất cộng hoá trị không dẫn điện (đường ăn, ethanol,...).


CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 33 SGK Khoa học tự nhiên 7

Trong điều kiện thường, nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm tồn tại độc lập vì có lớp electron ngoài cùng bền vững. Nguyên tử của các nguyên tố khác luôn có xu hướng tham gia liên kết để có được lớp electron ngoài cùng bền vững tương tự khí hiếm. Vậy liên kết giữa các nguyên tử được hình thành như thế nào?

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 5 | Soạn KHTN 7 Bài 5 ngắn nhất – Cánh diều

Lời giải:

Lớp vỏ ngoài cùng của các nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng He có 2 electron) là lớp vỏ bền vững. Vì vậy, các nguyên tử khí hiếm tồn tại độc lập trong điều kiện thường.

Nguyên tử của các nguyên tố khác có lớp vỏ ngoài cùng kém bền, có xu hướng tạo ra lớp vỏ tương tự khí hiếm khi liên kết với nguyên tử khác. 


I. Đặc điểm cấu tạo vỏ nguyên tử khí hiếm

Trả lời câu hỏi trang 33 SGK Khoa học tự nhiên 7

Quan sát hình 5.1 hãy cho biết số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử khí hiếm

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 5 | Soạn KHTN 7 Bài 5 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 2)

Lời giải:

Lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử khí hiếm đều có 8 electron ( trừ nguyên tố He là 2 electron)

Trả lời câu hỏi trang 34 SGK Khoa học tự nhiên 7

Helium được phát hiện vào năm 1868, khi các nhà khoa học nhận thấy một nguyên tố chưa được biết đến trong quang phổ ánh sáng từ Mặt Trời. Helium được đặt theo tên của thần Mặt Trời – Helios (theo tiếng Hy Lạp). Tuy nhiên, phải thới năm 1895, các nhà khoa học mới thu được helium trong quá trình xử lí quặng uranium. Mặc dù trong vũ trụ, helium là khí phổ biến thứ hai sau khí hydrogen, nhưng trên Trái Đất khí helium tương đối hiếm. Hãy tìm hiểu một số ứng dụng của helium trong thực tiễn

Lời giải:

- Ứng dụng của helium trong hàn luyện kim: bảo vệ các mối hàn tốt, tránh tình trạng oxy hóa, han gỉ

- Kiểm tra rò rỉ trên hệ thống điều hòa xe hơi, tàu thuyền

- Bơm bóng bay

- Làm sạch bồn chứa

- Hỗ trợ điều trị hen suyễn, vận hành của máy chụp cộng hưởng tử MRI

- Làm chất bán dẫn: làm mát do độ dẫn nhiệt và nhiệt riêng rất cao

- Trong lò phản ứng hạt nhân làm môi trường truyền nhiệt

- Làm thay đổi giọng nói


II. Liên kết ion

Trả lời câu hỏi trang 34 SGK Khoa học tự nhiên 7

Câu 1: Quan sát hình 5.2 và hình 5.3, cho biết lớp vỏ của các ion Na+, Cl- tương tự vỏ nguyên tử của nguyên tố khí hiếm nào.

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 5 | Soạn KHTN 7 Bài 5 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 3)
Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 5 | Soạn KHTN 7 Bài 5 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 4)

Lời giải:

Lớp vỏ của ion Na+ có 10 electron tương tự lớp vỏ nguyên tử của nguyên tố khí hiếm neon. 

Lớp vỏ của ion Cl- có 18 electron tương tự lớp vỏ nguyên tử của nguyên tố khí hiếm argon. 

Câu 2. Quan sát hình 5.2, hãy so sánh về số electron, số lớp electron giữa nguyên tử Na và Na+

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 5 | Soạn KHTN 7 Bài 5 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 5)

Lời giải:

+ Nguyên tử Na có 11 electron và 3 lớp electron

+ Ion Na+ có 10 electron và 2 lớp electron

=> Nguyên tử Na đã mất đi 1 electron để tạo thành ion Na+

Trả lời câu hỏi trang 35 SGK Khoa học tự nhiên 7

Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử K và F lần lượt là 1 và 7. Hãy cho biết khi K hết hợp với F để tạo thành phân tử potassium fluoride, nguyên tử K cho hay nhận bao nhiêu electron. Vẽ sơ đồ tạo thành liên kết trong phân tử potassium fluoride

Lời giải:

- Khi K liên kết với F tạo thành phân tử potassium fluoride sẽ diễn ra sự cho và nhận electron giữa 2 nguyên tử. Với nguyên tử K có 1 electron ở lớp ngoài cùng => Cho đi 1 electron ở lớp ngoài cùng để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm

- Sơ đồ tạo thành liên kết trong phân tử potassium fluoride:

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 5 | Soạn KHTN 7 Bài 5 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 6)


Câu 2: Quan sát các hình 5.5 và 5.6 cho biết các ion Mg2+ và O2- có lớp vỏ tương tự khí hiếm nào.

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 5 | Soạn KHTN 7 Bài 5 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 7)
Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 5 | Soạn KHTN 7 Bài 5 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 8)

Lời giải:

Ion Mg2+ lớp vỏ có 10 electron tương tự như khí hiếm Neon.

Ion O2- lớp vỏ có 10 electron tương tự như khí hiếm Neon.

Câu hỏi 5. Quan sát hình 5.5 hãy so sánh về số electron, số lớp electron giữa nguyên tử Mg và ion Mg2+

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 5 | Soạn KHTN 7 Bài 5 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 9)

Lời giải:

Số electron và số lớp electron của nguyên tử Mg nhiều hơn ion Mg2+

Câu 3: Nguyên tử Ca có 2 electron ở lớp ngoài cùng. Hãy vẽ sơ đồ tạo thành liên kết khi nguyên tử Ca kết hợp với nguyên tử O tạo ra phân tử calcium oxide

Lời giải:

- Ca có 2 electron ở lớp ngoài cùng (giống như nguyên tử Mg) => Dễ dàng cho đi 2 electron ở lớp ngoài cùng để tạo cấu hình electron bền vững của khí hiếm

- O có 6 electron ở lớp ngoài cùng => Dễ dàng nhận thêm 2 electron ở lớp ngoài cùng để tạo cấu hình electron bền vững của khí hiếm

- Sơ đồ tạo thành liên kết khi nguyên tử Ca kết hợp với nguyên tử O tạo ra phân tử calcium oxide:

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 5 | Soạn KHTN 7 Bài 5 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 10)

Trả lời câu hỏi trang 36 SGK Khoa học tự nhiên 7 

Nguyên tử K kết hợp với nguyên tử Cl tạo thành phân tử potassium chloride. Theo em, ở điều kiện thường, potassium chloride là chất rắn, chất lỏng hay chất khí? Vì sao?

Lời giải:

Ghi nhớ: Các hợp chất ion có những tính chất chung sau:

- Là chất rắn ở điều kiện thường.

- Thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.

- Khi tan trong nước tạo ra dung dịch dẫn được điện.

Ở điều kiện thường, potassium chloride là chất rắn vì:

Khi nguyên tử K (kim loại điển hình) kết hợp với nguyên tử Cl (phi kim điển hình) thì kim loại K sẽ cho electron tạo thành ion dương, nguyên tử Cl sẽ nhận electron tạo thành ion âm. Các ion dương và ion âm hút nhau tạo ra hợp chất ion là potassium chloride.

Các hợp chất ion đều là chất rắn ở điều kiện thường.


III. Liên kết cộng hoá trị

1. Sự tạo thành liên kết trong phân tử hydrogen

Trả lời câu hỏi trang 36 SGK Khoa học tự nhiên 7

Câu 1: Quan sát hình 5.9 , hãy cho biết nguyên tử H trong phân tử Hydrogen có lớp vỏ tương tự khí hiếm nào?

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 5 | Soạn KHTN 7 Bài 5 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 11)

Lời giải:

Trong phân tử hydrogen, nguyên tử H có:

+ Có 2 electron ở lớp vỏ

+ Có 1 lớp electron

=> Như vậy, trong phân tử hydrogen, nguyên tử H có lớp vỏ tương tự khí hiếm Heli

Câu 2: Hai nguyên tử Cl liên kết với nhau tạo thành phân tử chlorine

a) Mỗi nguyên tử Cl cần thêm bao nhiêu electron vào lớp ngoài cùng để có lớp vỏ tương tự khí hiếm

b) Hãy vẽ sơ đồ tạo thành liên kết trong phân tử chlorine

Lời giải:

a)

Vì mỗi nguyên tử Cl đều có 7 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Cần nhận thêm 1 electron vào lớp vỏ ngoài cùng để có lớp vỏ tương tự khí hiếm

b)

- Vì mỗi nguyên tử Cl đều cần nhận thêm 1 electron

=> Khi 2 nguyên tử Cl liên kết với nhau, mỗi nguyên tử sẽ góp 1 electron ở tạo ra đôi electron dùng chung

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 5 | Soạn KHTN 7 Bài 5 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 12)

2. Sự tạo thành liên kết trong phân tử nước

Trả lời câu hỏi trang 37 SGK Khoa học tự nhiên 7

Câu 1: Quan sát hình 5.10, cho biết trong phân tử nước, mỗi nguyên tử H và O có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng.

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 5 | Soạn KHTN 7 Bài 5 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 13)

Lời giải:

Trong phân tử nước, nguyên tử O có 8 electron lớp ngoài cùng tương tự như khí hiếm.

Mỗi nguyên tử H có 2 electron lớp ngoài cùng tương tự như khí hiếm helium

Luyện tập 5. Mỗi nguyên tử H kết hợp với 1 nguyên tử Cl tạo thành phân tử hydrogen chloride. Hãy vẽ sơ đồ tạo thành phân tử hydrogen chloride từ nguyên tử H và nguyên tử Cl

Lời giải:

Sơ đồ tạo thành phân tử hydrogen chloride từ nguyên tử H và Cl:

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 5 | Soạn KHTN 7 Bài 5 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 14)

Câu 2: Mỗi nguyên tử N kết hợp với 3 nguyên tử H tạo thành phân tử ammonia. Hãy vẽ sơ đồ tạo thành liên kết trong phân tử ammonia.

Lời giải:

Nguyên tử H và nguyên tử N đều là phi kim

   + Nguyên tử H có 1 electron ở lớp ngoài cùng

   + Nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng

=> Nguyên tử H cần thêm 1 electron và N cần thêm 3 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm

=> Khi 3 nguyên tử H và 1 nguyên tử N liên kết với nhau, mỗi nguyên tử H góp 1 electron và nguyên tử N góp ra 3 electron để tạo ra 3 đôi electron dùng chung

=> Sơ đồ tạo thành phân tử hydrogen chloride từ nguyên tử H và N:

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 5 | Soạn KHTN 7 Bài 5 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 15)



3. Sự tạo thành liên kết trong phân tử carbon dioxide

Trả lời câu hỏi trang 37 SGK Khoa học tự nhiên 7

Câu 1: Quan sát hình 5.11, hãy cho biết trong phân tử khí carbonic nguyên tử C có bao nhiêu electron dùng chung với nguyên tử O.

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 5 | Soạn KHTN 7 Bài 5 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 16)

Lời giải:

Trong phân tử khí carbonic, nguyên tử C có 4 electron dùng chung với nguyên tử O (mỗi nguyên tử O góp 2 electron).

Câu 2. Hai nguyên tử N kết hợp với nhau tạo thành phân tử nitrogen. Hãy vẽ sơ đồ tạo thành liên kết trong phân tử nitrogen

Lời giải:

Sơ đồ tạo thành liên kết trong phân tử nitrogen:

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 5 | Soạn KHTN 7 Bài 5 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 17)

Trả lời câu hỏi trang 38 SGK Khoa học tự nhiên 7

Câu 1: Hãy giải thích các hiện tượng sau:

a) Nước tinh khiết hầu như không dẫn điện, nhưng nước biển lại dẫn được điện.

b) Khi cho đường ăn vào chảo rồi đun nóng sẽ thấy đường ăn nhanh chóng chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, làm như vậy với muối ăn thấy muối ăn vẫn ở thể rắn

Lời giải:

a)

- Nước là hợp chất cộng hóa trị giữa nguyên tử O và 2 nguyên tử H => Không dẫn điện

- Nước biển có thành phần chủ yếu là muối ăn (NaCl): đây là hợp chất ion được tạo bởi kim loại điển hình (Na) và phi kim điển hình (Cl) => Dẫn điện

b)

- Đường ăn là hợp chất cộng hóa trị giữa các nguyên tử C, H và O => Nhiệt độ nóng chảy thấp => Khi đun nóng nhanh chóng chuyển từ thể rắn sang thể lỏng

- Muối ăn là hợp chất ion được tạo bởi kim loại điển hình (Na) và phi kim điển hình (Cl) => Nhiệt độ nóng chảy cao => Khi đun nóng trên chảo muối ăn vẫn ở thể rắn

Câu 2: So sánh một số tính chất chung của chất cộng hóa trị với chất ion.

Lời giải:

Tính chất

Chất ion

Chất cộng hóa trị

Trạng thái (ở điều kiện thường)

Thể rắn

Cả ba thể (rắn, lỏng, khí)

Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy

Cao

Thấp

Dẫn điện

Tan trong nước tạo dung dịch dẫn được điện

Nhiều chất không dẫn điện (đường ăn, ethanol,…)


BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA




SÁCH BÀI TẬP


Câu 1: Vỏ nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm thường chứa bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?

A. 5;

B. 6;

C. 7;

D. 8.

Đáp án đúng là: D

Nhóm khí hiếm là nhóm các nguyên tố hoạt động hóa học kém gồm các nguyên tố: helium (He), neon (Ne), argon (Ar), krypton (Kr), xenon (Xe),…

Vỏ nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm thường chứa 8 electron ở lớp ngoài cùng, riêng helium ở lớp ngoài cùng chỉ có 2 electron.

Câu 2: Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử kim loại có khuynh hướng

A. Nhận thêm electron;

B. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể;

C. Nhường bớt electron;

D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.

Đáp án đúng là: C

Kim loại thường có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng nên sẽ có khuynh hướng nhường electron.

Câu 3: Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử phi kim có khuynh hướng

A. Nhận thêm electron;

B. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể;

C. Nhường bớt electron;

D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.

Đáp án đúng là: C

Phi kim thường có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng nên sẽ có khuynh hướng nhận electron.

Câu 4: Cho các ion: K+, Mg2+, SO42-, Cl-, NH4+, NO3-. Có bao nhiêu ion dương?

A. 3;

B. 4;

C. 5;

D. 6.

Đáp án đúng là: A

Các ion dương là K+, Mg2+, NH4+.

Câu 5: Cho các ion: Na+, SO42-, Fe3+, Cl-, NH4+, NO3-. Có bao nhiêu ion âm?

A. 3;

B. 4;

C. 5;

D. 6.

Đáp án đúng là: A

Các ion âm là SO42-, Cl-, NO3-.

Câu 6: Nguyên tử Al có 3 electron hóa trị. Kiểu liên kết hóa học nào được hình thành khi nó liên kết với 3 nguyên tử flo :

A.Liên kết kim loại.            

B.Liên kết cộng hóa trị có cực.

C.Liên kết cộng hóa trị không cực.     

D.Liên kết ion.

Đáp án đúng là: D

Câu 7: Dãy nào sau đây không chứa hợp chất ion ?

A. NH4Cl, OF2, H2S.     

B. CO2, Cl2, CCl4

C. BF3, AlF3, CH4 .     

D. I2, CaO, CaCl2.

Đáp án đúng là: B

Câu 8: Cho nguyên tử Liti (Z = 3) và nguyên tử Oxi (Z = 8). Nội dung nào sau đây không đúng:

A. Cấu hình e của ion Li+: 1s2 và cấu hình e của ion O2–: 1s22s22p6.

B. Những điện tích ở ion Livà O2–do : Li → Li ++ e và O + 2e → O2– .

C. Nguyên tử khí hiếm Ne có cấu hình e giống Li+ và O2–.

D. Có công thức Li2O do : mỗi nguyên tử Li nhường 1 e mà một nguyên tử O nhận 2 e.

Đáp án đúng là: C

Câu 9: Cho các hợp chất: NH3, H2O, K2S, MgCl2, Na2O CH4, Chất có liên kết ion là:

A. NH3, H2O, K2S, MgCl2     

B. K2S, MgCl2, Na2O, CH4

C. NH3, H2O, Na2O, CH4     

D. K2S, MgCl2, Na2O

Đáp án đúng là: D

Câu 10: Cấu hình electron của cặp nguyên tử nào sau đây có thể tạo liên kết ion:

A. 1s22s22p3và 1s22s22p5     

B.1s22s1và 1s22s22p5

C. 1s22s1và 1s22s22p63s23p2    

D.1s22s22p1và 1s22s22p63s23p6

Đáp án đúng là: B

Câu 11: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi:

A. Sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử;

B. Sự cho nhận của cặp electron hóa trị;

C. Liên kết giữa ion dương và ion âm;

D. Liên kết giữa các ion dương trong phân tử.

Đáp án đúng là: C

Liên kết ion là liên kết giữa ion dương và ion âm.

Câu 12: Liên kết được hình thành bởi sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử là liên kết nào?

A. Liên kết ion;

B. Liên kết cộng hóa trị;

C. Liên kết hydrogen;

D. Liên kết kim loại.

Đáp án đúng là: B

Liên kết được hình thành bởi sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử là liên kết cộng hóa trị. Liên kết cộng hóa trị thường là liên kết giữa hai nguyên tử của nguyên tố phi kim với phi kim.

Ví dụ: Phân tử nước (H2O) có liên kết cộng hóa trị giữa nguyên tử hydrogen và oxygen.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng về chất ion?

A. Chất ion là chất được tạo bởi các ion dương và ion âm;

B. Ở điều kiện thường, chất ion thường ở thể rắn, lỏng, khí;

C. Chất ion dễ bay hơi, kém bền nhiệt;

D. Chất ion không tan được trong nước.

Đáp án đúng là: A

Ở điều kiện thường, chất ion thường ở thể rắn.

Chất ion khó bay hơi, khó nóng chảy.

Chất ion khi tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn được điện.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là sai về chất cộng hóa trị?

A. Chất cộng hóa trị là chất được tạo thành nhờ liên kết cộng hóa trị;

B. Ở điều kiện thường, chất cộng hóa trị có thể ở thể rắn, lỏng, khí;

C. Chất cộng hóa trị thường dễ bay hơi, kém bền nhiệt;

D. Chất cộng hóa trị không tan được trong nước.

Đáp án đúng là: D

Một số chất cộng hóa trị tan được trong nước thành dung dịch. Tùy thuộc vào chất cộng hóa trị khi tan trong nước mà dung dịch thu được có thể dẫn điện hoặc không dẫn điện.

Ví dụ: Đường tinh luyện (saccharose) tan được trong nước tạo thành dung dịch. Dung dịch saccharose không dẫn điện.

Câu 15: Các nguyên tử liên kết với nhau để :

A.Tạo thành chất khí     

B.Tạo thành mạng tinh thể

C.Tạo thành hợp chất     

D. Đạt cơ cấu bền của nguyên tử

Đáp án đúng là: 

Câu 16: Cho 3 ion : Na+, Mg2+, F. Tìm câu khẳng định sai .

A. 3 ion trên có cấu hình electron giống nhau .

B. 3 ion trên có số nơtron khác nhau.

C. 3 ion trên có số electron bằng nhau

D. 3 ion trên có số proton bằng nhau.

Đáp án đúng là: D

Câu 17: Trong dãy oxit sau : Na2O, MgO, Al2O3 , SiO2 , P2O5 , SO3 , Cl2O7 . Những oxit có liên kết ion là :

A. Na2O , SiO2 , P2O5 .     

B. MgO, Al2O3 , P2O5

C. Na2O, MgO, Al2O3 .     

D. SO3, Cl2O3 , Na2O .

Đáp án đúng là: C

Câu 18: Nguyên tử oxi có cấu hình electron là: 1s22s22p4. Sau khi tạo liên kết, nó có cấu hình là :

A. 1s22s22p2     

B.1s22s22p43s2.

C. 1s22s22p6.     

D. 1s22s22p63s2.

Đáp án đúng là: C

Câu 19: Chọn câu đúng nhất về liên kết cộng hóa trị

Liên kết cộng hóa trị là liên kết:

A. Giữa các phi kim với nhau.

B. Trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.

C. Được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.

D. Được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

Đáp án đúng là: D

Câu 20: Các chất mà phân tử không phân cực là

A. H2O, CO2, CH4

B. O2, CO2, C2H2

C. NH3, Cl2, C2H4

D. HBr, C2H6, I2

Đáp án đúng là: B

Câu 21: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Cl (Z=17), Ca (Z=20) và liên kết giữa canxi và clo trong hợp chất CaCl2 lần lượt là

A. 3s23p5, 4svà liên kết cộng hóa trị

B. 3s23p3, 4svà liên kết ion

C. 3s23p5, 4svà liên kết ion

D. 3s23p3, 4s1và liên kết cộng hóa trị

Đáp án đúng là: C

Câu 22: Nhóm hợp chất nào sau đây đều là hợp chất ion?

A. H2S, Na2O;

B. CH4, CO2;

C. CaO, KCl;

D. SO2, NaCl.

Đáp án đúng là: C

H2S, CH4, CO2, SO2 là các hợp chất cộng hóa trị.

Câu 23: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.

B. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa 2 nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7.

C. Liên kết cộng hóa trị không có cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học.

D. Hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu.

Đáp án đúng là: B

Câu 24: Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho:

A. Khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học.

B. Khả năng nhường electron của nguyên tử đó cho nguyên tử khác.

C. Khả năng tham gia phản ứng mạnh hay yếu của nguyên tử đó.

D. Khả năng nhường proton của nguyên tử đó cho nguyên tử khác.

Đáp án đúng là: A

Câu 25: Liên kết cộng hóa trị tồn tại nhờ:

A. Các đám mây electron.         

B. Các electron hoá trị.

C. Các cặp electron dùng chung.     

D. Lực hút tĩnh điện.

Đáp án đúng là: C


Post a Comment

Previous Post Next Post