Bài 6: Hóa trị, công thức hóa học

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

TÓM TẮT LÝ THUYẾT


I. Hóa trị

1. Khái niệm về hóa trị

Khi tạo thành phân tử hydrogen chloride, mỗi nguyên tử H và Cl góp 1 electron tạo ra đôi electron dùng chung giữa hai nguyên tử. Người ta nói, H và Cl có hóa trị I.

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 6: Hóa trị, công thức hóa học (CD)

Khi H kết hợp với O, mỗi nguyên tử H góp chung 1 electron, nguyên tử O góp chung 2 electron Như vậy, nguyên tử O liên kết với hai nguyên tử H bằng hai đôi electron chung. Người ta nói, H có hoá trị I và O có hoá trị II

Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 6: Hóa trị, công thức hóa học (CD)

2. Quy tắc hóa trị

Khi các nguyên tử của hai nguyên tố A,B liên kết với nhau, tích giữa hai hóa trị và số nguyên tử A bằng tích giữa hóa trị và số nguyên tử của B


II. Công thức hóa học

1. Công thức hóa học

- Công thức hóa học có 2 phần: phần chữ và phần số

+ Phần chữ: gồm kí hiệu hóa học của các nguyên tố tạo thành chất

+ Phần số: gồm các số được ghi bên phải, dưới chân kí hiệu hóa học, ứng với số nguyên tử của nguyên tố trong một phân tử (các số này được gọi là chỉ số)

Ví dụ: Công thức hóa học: H2O, NH3, CO2

- Công thức hóa học của các đươn chất chỉ có 1 kí hiệu hóa học

+ Với phi kim, phân tử thường có 2 nguyên tử: N2, O2, H2

+ Với kim loại và một số phi kim, kí hiệu hóa học của nguyên tố được coi là công thức hóa học của đơn chất. Ví dụ kim loại: Fe, Cu, Al… và một số phi kim như: C, S, P,…

- Công thức hóa học của các hợp chất có từ hai kí hiệu hóa học trở lên: NaCl, Na2O,…

2. Ý nghĩa của công thức hóa học

Công thức hóa học của một chất cho biết một số thông tin

- Nguyên tố tạo ra chất

- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử chất

- Khối lượng phân tử của chất

Ví dụ: Công thức hóa học của H2SO4 cho biết

- Sulfuric acid được tạo thành từ H, S và O

- Trong một phân tử sulfuric acid có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O

- Khối lượng phân tử: 2 x 1 amu  + 1 x 32 amu + 4 x 16 amu = 98 amu

Biết công thức hóa học tính được phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất

Bước 1: Tính khối lượng mỗi nguyên tố có trong một phân tử hợp chất

Bước 2: Tính khối lượng phân tử

Bước 3: Tính phần trăm khối lượng của nguyên tố theo công thức:

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 6: Hóa trị, công thức hóa học (CD)

Ta có: Khối lượng của nguyên tố O trong MgO = 1 x 16 = 16 amu

           Khối lượng của nguyên tố Mg trong MgO = 1 x 24 = 24 amu

=> Khối lượng phân tử MgO = 16 + 24 = 40 amu

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 6: Hóa trị, công thức hóa học (CD)

Biết công thức hóa học và hóa trị của một nguyên tố, xác định được hóa trị của nguyên tố còn lại trong hợp chất

Bước 1: Đặt hóa trị của nguyên tố chưa biết là a

Bước 2: Xác định a dựa vào quy tắc hóa trị

3. Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị hoặc phần trăm khối lượng của các nguyên tố

Biết hóa trị của các nguyên tố, lập công thức hóa học của hợp chất tạo thành hai nguyên tố

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Bài 6: Hóa trị, công thức hóa học (CD)

Xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết phần trăm khối lượng của các nguyên tố và khối lượng phân tử của hợp chất

Bước 1: Đặt công thức hóa học của chất AxBy

Bước 2: Tính khối lượng của A, B trong một phân tử chất

Bước 3: Tìm x, y


CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 39 SGK KHTN 7

Cho các miếng bìa ghi kí hiệu hóa học của các nguyên tố C, O, Cl, H như hình dưới đây. Mỗi miếng bìa tượng trưng cho một nguyên tử. Hãy ghép các miếng bìa H với các miếng bìa khác sao cho phù hợp.

Hãy cho biết các nguyên tố C, O, Cl ghép được với tối đa bao nhiêu nguyên tử H. Dùng kí hiệu hóa học và các chữ số để mô tả trong những miếng ghép thu được có bao nhiêu nguyên tử của mỗi nguyên tố.

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 6 | Soạn KHTN 7 Bài 6 ngắn nhất – Cánh diều

Lời giải:

+ Mỗi nguyên tử C có thể ghép tối đa với 4 nguyên tử H tạo thành hợp chất là CH4.

+ Mỗi nguyên tử O có thể ghép tối đa với 2 nguyên tử H tạo thành hợp chất là H2O

+ Mỗi nguyên tử Cl có thể ghép tối đa với 1 nguyên tử H tạo thành hợp chất HCl.


I. Hoá trị

1. Khái niệm về hóa trị

Trả lời câu hỏi trang 39 SGK KHTN 7

Hãy quan sát hình 6.1, hãy so sánh hoá trị của nguyên tố và số electron mà nguyên tử của nguyên tố đã góp chúng để tạo ra liên kết

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 6 | Soạn KHTN 7 Bài 6 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 2)

Lời giải:

Mỗi nguyên tử H và Cl giống nhau về hoá trị (chúng đều có hoá trị I ) và giống nhau về số electron góp chung để tạo ra liên kết ( mỗi nguyên tử H và Cl đều góp chung 1 electron để tạo ra liên kết trong phân tử )

Trả lời câu hỏi trang 40 SGK KHTN 7

Câu 1: Quan sát hình 6.3 và xác định hóa trị của C và O trong khí carbonic

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 6 | Soạn KHTN 7 Bài 6 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 3)


Lời giải:

- Mỗi nguyên tử O góp chung 2 electron

- Nguyên tử C góp chung 4 electron

=> Nguyên tử C liên kết với 2 nguyên tử O bằng 4 cặp đôi electron chung

=> C có hóa trị IV và O có hóa trị II

Câu 2: Vẽ sơ đồ hình thành liên kết giữa nguyên tử N và ba nguyên tử H. Hãy cho biết liên kết đó thuộc loại liên kết nào. Hóa trị của mỗi nguyên tố trong hợp chất được tạo thành là bao nhiêu?

Lời giải:

+ Sơ đồ hình thành liên kết giữa nguyên tử N và ba nguyên tử H:

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 6 | Soạn KHTN 7 Bài 6 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 4)

+ Liên kết giữa N và H được tạo thành bởi đôi electron dùng chung giữa hai nguyên tử

⇒ là liên kết cộng hóa trị.

+ Nguyên tử N góp 3 electron ⇒ N có hóa trị III.

+ Nguyên tử H góp chung 1 electron ⇒ H có hóa trị I.

2. Quy tắc hóa trị

Trả lời câu hỏi trang 41 SGK KHTN 7

Câu 1: Cát được sử dụng nhiều trong xây dựng và là nguyên liệu chính để sản xuất thuỷ tinh. Silicon oxide là thành phần chính của cát. Phân tử Silicon oxide gồm một nguyên tử Si liên kết với 2 nguyên tử O. Dựa vào hoá trị của các nguyên tố trong bảng 6.1, hãy tính tích hoá trị và số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử Silicon oxidevà nhận xét về tích đó.

Lời giải:

Nguyên tốSiO
Hoá trịIVII
Số nguyên tử12

+ Tích hoá trị là: 1.IV= 2.II

+ Nhận xét: Tích giữa hoá trị và số nguyên tử của nguyên nguyên tố Si bằng với tích giữa hoá trị và số nguyên tử của nguyên nguyên tố O

Câu 2: Dựa vào hóa trị của các nguyên tố trong bảng 6.1 và quy tắc hóa trị, hãy cho biết mỗi nguyên tử Mg có thể kết hợp được với bao nhiêu nguyên tử Cl.

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 6 | Soạn KHTN 7 Bài 6 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 5)

Lời giải:

Nguyên tố

Mg

Cl

Hóa trị

II

I

Số nguyên tử

1

y

Tích hóa trị và số nguyên tử

II × 1 = I × y

Ta có: II × 1 = I × y ⇒ y = 2

Vậy mỗi nguyên tử Mg có thể kết hợp được với 2 nguyên tử Cl.

Câu 3: Nguyên tố A có hóa trị III, nguyên tố B có hóa trị II. Hãy tính tỉ lệ nguyên tử của A và B trong hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố đó.

Lời giải:

Gọi số nguyên tử của nguyên tố A (III), B (II) lần lượt là x và y

Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: III.x=II.y

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 6 | Soạn KHTN 7 Bài 6 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 6)

=> Tỉ lệ nguyên tử của A và B trong hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố là: 2/3


II. Công thức hóa học

1. Công thức hóa học

Trả lời câu hỏi trang 41 SGK KHTN 7

Cho công thức hóa học của một số chất như sau:

a) N2 (nitrogen)

b) NaCl (sodium chloride)

c) MgSO4 (magnesium sulfate)

Xác định nguyên tố tạo thành mỗi chất và số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử

Lời giải:

a) N2: Nguyên tố tạo thành là N, có 2 nguyên tử N

b) NaCl gồm:

   + Nguyên tố Na, có 1 nguyên tử Na

   + Nguyên tố Cl, có 1 nguyên tử Cl

c) MgSO4 gồm:

   + Nguyên tố Mg, có 1 nguyên tử Mg

   + Nguyên tố S, có 1 nguyên tử S

   + Nguyên tố O, có 4 nguyên tử O

Trả lời câu hỏi trang 42 SGK KHTN 7

Câu 1: Viết công thức hóa học của các chất:

a) Sodium sulfide, biết trong phân tử có hai nguyên tử Na và một nguyên tử S.

b) Phosphoric acid, biết trong phân tử có ba nguyên tử H, một nguyên tử P và bốn nguyên tử O.

Lời giải:

a) Sodium sulfide: Na2S

b) Phosphoric acid: H3PO4

Câu 2: Viết công thức hóa học cho các chất được biểu diễn bằng những mô hình sau. Biết mỗi quả cầu biểu diễn cho 1 nguyên tử

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 6 | Soạn KHTN 7 Bài 6 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 7)

Lời giải:

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 6 | Soạn KHTN 7 Bài 6 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 8)

Câu 3: Đường glucose là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho hoạt động sống của con người. Đường glucose có công thức hóa học là C6H12O6.

Hãy cho biết:

a) Glucose được tạo thành từ những nguyên tố nào?

b) Khối lượng mỗi nguyên tố trong 1 phân tử glucose là bao nhiêu?

c) Khối lượng phân tử glucose là bao nhiêu?

2. Ý nghĩa công thức hóa học

Trả lời câu hỏi trang 43 SGK KHTN 7

Câu 1: Có ý kiến cho rằng: Trong nước, số nguyên tử H gấp hai lần số nguyên tử O nên phần trăm khối lượng của H trong nước gấp hai lần phần trăm khối lượng của O. Theo em, ý kiến trên có đúng không? Hãy tính phần trăm khối lượng của H, O trong nước để chứng minh.

Lời giải:

Tính phần trăm khối lượng của H, O trong H2O

Khối lượng của nguyên tố H trong H2O là:

mH = 2 × 1 amu = 2 amu

Khối lượng của nguyên tố O trong H2O là:

mO = 1 × 16 amu = 16 amu

→ Khối lượng phân tử H2O là:  MH2O  = 2 + 16 = 18 amu

Phần trăm về khối lượng của H trong H2O là:

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 6 | Soạn KHTN 7 Bài 6 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 9)

Phần trăm về khối lượng của O trong H2O là:

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 6 | Soạn KHTN 7 Bài 6 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 10)

Vậy ý kiến cho rằng: “Trong nước, số nguyên tử H gấp hai lần số nguyên tử O nên phần trăm khối lượng của H trong nước gấp hai lần phần trăm khối lượng của O” là không đúng.

Câu 2: Calcium carbonate là thành phần chính của đá vôi, có công thức hóa học là CaCO3. Tính phần trăm khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất trên

Lời giải:

Calcicum carbonate gồm: 1 nguyên tử Ca, 1 nguyên tử C và 3 nguyên tử O

Ta có: Khối lượng của nguyên tố Ca trong CaCO3 là: mCa = 1 x 40 amu = 40 amu

Khối lượng của nguyên tố C trong CaCO3 là: mC = 1 x 12 amu = 12 amu

Khối lượng của nguyên tố O trong CaCO3 là: mO = 3 x 16 amu = 48 amu

=> Khối lượng phân tử CaCO3 là: MCaCO3 = 40 + 12 + 48 = 100 amu

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 6 | Soạn KHTN 7 Bài 6 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 11)

Câu 3: Citric acid là hợp chất được sử dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm. Trong tự nhiên, citric acid có trong quả chanh và một số loại quả như bưởi, cam,… Citric acid có công thức hóa học là C6H8O7. Hãy tính phần trăm khối lượng của mỗi nguyên tố trong citric acid

Lời giải:

Citric acid gồm: 6 nguyên tử C, 8 nguyên tử H và 7 nguyên tử O

Ta có: Khối lượng của nguyên tố C trong C6H8O7 là:

mC = 6 x 12 amu = 72 amu

Khối lượng của nguyên tố H trong C6H8O7 là:

mH = 1 x 8 amu = 8 amu

Khối lượng của nguyên tố O trong C6H8O7 là:

mO = 7 x 16 amu = 112 amu

=> Khối lượng phân tử C6H8O7 là: MC6H8O7 = 72 + 8 + 112 = 192 amu

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 6 | Soạn KHTN 7 Bài 6 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 12)

Câu 4: Potassium (kali) rất cần thiết cho cây trồng, đặc biệt trong giai đoạn cây trưởng thành, ra hoa, kết trái. Để cung cấp K cho cây có thể sử dụng phân potassium chloride và potassium sulfate có công thức hóa học lần lượt là KCl và K­2SO4. Người trồng cây muốn sử dụng loại phân bón có hàm lượng K cao hơn thì nên chọn loại phân bón nào?

Lời giải:

- Xét hợp chất KCl ta có:

Khối lượng K trong hợp chất KCl là:

mK = 1 × 39 amu = 39 amu

Khối lượng phân tử hợp chất KCl là:

MKCl = 1 × 39 + 1 × 35,5 = 74,5 amu

Phần trăm khối lượng của K trong hợp chất KCl là:

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 6 | Soạn KHTN 7 Bài 6 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 13)

- Xét hợp chất K2SO4 ta có:

Khối lượng K trong hợp chất K2SO4 là

mK = 2 × 39 amu = 78 amu

Khối lượng phân tử hợp chất K2SO4 là

MK2SO4 = 2 × 39 amu + 1 × 32 amu + 4 × 16 amu = 174 amu

Phần trăm khối lượng của K trong hợp chất K2SO4 là

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 6 | Soạn KHTN 7 Bài 6 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 14)

Trả lời câu hỏi trang 44 SGK KHTN 7 

Xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau HBr, BaO

Lời giải:

- Xét hợp chất HBr:

Gọi hóa trị của Br trong hợp chất là a

Vì H có hóa trị I nên ta có biểu thức: a x 1 = I x 1 => a = I

=> Vậy H có hóa trị I và Br có hóa trị I

- Xét hợp chất BaO

Gọi hóa trị của Ba trong hợp chất là a

Vì O có hóa trị II nên ta có biểu thức: a x 1 = II x 1 => a = II

=> Vậy O có hóa trị II và Ba có hóa trị II

3. Xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị hoặc phần trăm khối lượng của các nguyên tố

Trả lời câu hỏi trang 45 SGK KHTN 7

Hợp chất X được tạo thành bởi Fe và O có khối lượng phân tử là 160. Biết phần trăm khối lượng của Fe trong X là 70%. Hãy xác định công thức hóa học của X.

Lời giải:

Đặt công thức hóa học của X là FexOy

Khối lượng của nguyên tố Fe trong 1 phân tử X là:

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 6 | Soạn KHTN 7 Bài 6 ngắn nhất – Cánh diều (ảnh 15)

Khối lượng của nguyên tố O trong 1 phân tử X là:

160 – 112 = 48 amu

Ta có: 56 amu . x = 112 amu => x = 2

          16 amu . y = 48 amu => y = 3

Vậy công thức hóa học của X là Fe2O3


BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA




SÁCH BÀI TẬP


Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong các hợp chất, hydrogen thường có hóa trị I và oxygen thường có hóa trị II;

B. Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với các nguyên tử khác trong phân tử;

C. Trong phân tử hợp chất hai nguyên tố, tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố này bằng tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố kia;

D. Lưu huỳnh chỉ có hóa trị IV.

Đáp án đúng là: D

Lưu huỳnh có hóa trị là II, IV, VI.

Câu 2: Khi xác định hóa trị, hóa trị của nguyên tố nào được lấy làm đơn vị?

A. Hydrogen;

B. Sulfur;

C. Nitrogen;

D. Carbon.

Đáp án đúng là: A

Khi xác định hóa trị, hóa trị của nguyên tố hydrogen được lấy làm đơn vị. Hydrogen có hóa trị là I.

Câu 3: Copper có hóa trị II. Chọn công thức đúng?

A. CuSO4;

B. Cu2O;

C. Cu2Cl3;

D. CuOH.

Đáp án đúng là: A

Copper có hóa trị II trong công thức CuSO4.

Câu 4: Trong công thức hóa học SO2, S có hóa trị mấy?

A. I;

B. II;

C. III;

D. IV.

Đáp án đúng là: D

Đặt hóa trị của S là x.

Do O có hóa trị II nên theo quy tắc hóa trị: 1.x = 2.II

⇒ x = IV.

Câu 5: Xác định công thức hóa học của sulfur trioxit có cấu tạo từ S hoá trị VI và O.

A. SO2;

B. SO3;

C. SO;

D. S2O.

Đáp án đúng là: B

Câu 6: Hợp chất ALx(NO3)3 có phân tử khối 213. Giá trị của x là:

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Đáp án đúng là: C

Câu 7: Biết hidroxit có hóa trị I, công thức hòa học nào đây là sai

A. NaOH

B. CuOH

C. KOH

D. Fe(OH)3

Đáp án đúng là: B

Câu 8: Bari có hóa tri II. Chọn công thức sai

A. BaSO4

B. BaO

C. BaCl

D. Ba(OH)2

Đáp án đúng là: C

Câu 9: Nguyên tử Fe có hóa trị II trong công thức nào

A. FeO

B. Fe2O3

C. Fe

D. FeCl3

Đáp án đúng là: A

Câu 10: Khi phân tích hợp chất (X) chứa 27,273% cacbon và còn lại là oxi. Hóa trị của cacbon trong hợp chất trên là bao nhiêu?

A. I

B. II

C. III

D. IV

Đáp án đúng là: D

Câu 11:  Fe có hóa trị III trong công thức nào?

A. FeO;

B. Fe2O3;

C. FeSO4;

D. FeCl2.

 Đáp án đúng là: B

Trong công thức Fe2O3 thì Fe có hóa trị III. Fe có hóa trị II trong các công thức FeO, FeSO4, FeCl2.

Câu 12: Cho hợp chất của X là X2O3 và Y là H2Y. Công thức hóa học của X và Y là

A. XY;

B. X2Y3;

C. X3Y;

D. XY2.

Đáp án đúng là: B

Câu 13:  Hóa trị của sulfur trong hợp chất nào sau đây là lớn nhất?

A. H2S;

B. SO2;

C. SO3;

D. FeS.

Đáp án đúng là: C

Hóa trị của sulfur trong hợp chất H2S, SO2, SO3, FeS lần lượt là II, IV, VI, II.

Câu 14: Thành phần phần trăm khối lượng của oxi trong hợp chất Fe2O3 là?

A. 30%;

B. 40%;

C. 50%;

D. 60%.

Đáp án đúng là: A

Câu 15: Tìm công thức hóa học của hợp chất CuxOy, biết A có 80% nguyên tử Cu và khối lượng phân tử là 80 amu.

A. Cu2O;

B. CuO;

C. Cu2O2;

D. CuO2.

Đáp án đúng là: B

Câu 16: Cho hợp chất (A) có dạng Alx(SO4)y và phân tử khối bằng 342 đvC. Biết nhôm có hóa trị III. Hóa trị của nhóm SO4 là:

A. I

B. II

C. III

D. IV

Đáp án đúng là: B

Câu 17: Lập công thức hóa học biết hóa trị của X là I và số p = e là 13 và Y có nguyên tử khối là 35.5

A. NaCl

B. BaCl2

C. NaO

D. MgCl

Đáp án đúng là: A

Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong các hợp chất hiđrô thường có hóa trị I và oxi thường có hóa trị II

B. Mỗi nguyên tố chỉ có một hóa trị

C. Mỗi nguyên tố có thể có nhiều hóa trị

D. Hóa trị của nguyên tố là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử đó với nguyên tử của nguyên tố khác

Đáp án đúng là: B

Câu 19: Một hợp chất (Q) có thành phần khối lượng là: 34,5% Fe và 65,5% Cl. Hóa trị của sắt trong hợp chất (Q) là:

A. I

B. II

C. III

D. IV

Đáp án đúng là: C

Câu 20: Lập công thức hóa học của Ca(II) với OH(I)

A. CaOH

B. Ca(OH)2

C. Ca2(OH)

D. Ca3OH

Đáp án đúng là: B

Câu 21: Chọn câu sai

A. Hóa tri là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố kia

B. Hoá trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của oxi là 2 đơn vị

C. Quy tắc hóa trị : x.a=y.b

D. Photpho chỉ có hóa trị IV

Đáp án đúng là: D

Câu 22: Ta có một oxit tên CrO. Vậy muối của Crom có hóa trị tương ứng là

A. CrSO4

B. Cr(OH)3

C. Cr2O3

D. Cr2(OH)3

Đáp án đúng là: A

Câu 23: Cho công thức hóa học của hợp chất (X) có dạng Fe2(SO4)3 phân tử khối của hợp chất (X) bằng 400 đvC. Hóa trị của sắt trong hợp chất này là:

A. I

B. II

C. III

D. IV

Đáp án đúng là: C

Câu 24: Tính hóa trị của C trong CO biết Oxi hóa trị là II

A. I

B. II

C. III

D. Không xác định

Đáp án đúng là: B

Câu 25: Hóa trị của lưu huỳnh trong hợp chất nào sau đây lớn nhất?

A. H2S

B. SO2

C. SO3

D. Al2S3

Đáp án đúng là: C


Post a Comment

Previous Post Next Post