Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

TÓM TẮT LÝ THUYẾT


I. Sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống

- Phân loại sinh học là sự sắp xếp các đối tượng sinh vật có những đặc điểm chung vào từng nhóm theo một thứ tự nhất định.

- Phân loại sinh vật có những vai trò sau:

+ Giúp xác định được vị trí của các sinh vật trong thế giới sống và tìm ra chúng giữa các nhóm sinh vật một cách dễ dàng.

+ Cho thấy sự giống và khác nhau giữa các nhóm đối tượng phân loại, nguyên nhân của sự giống nhau đó và mối quan hệ giữa các nhóm sinh vật.

II. Hệ thống phân loại sinh vật

- Theo hệ thống phân loại năm giới, sinh vật được chia thành các giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật.

Hệ thống phân loại sinh vật | Kết nối tri thức

- Ngoài ra, thế giới sinh vật còn được phân chia thành các đơn vị phân loại theo từ tự từ lớn đến nhỏ: giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi (giống) rồi đến loài.


CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA




BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA




SÁCH BÀI TẬP


Câu 1: Vì sao cần phải phân loại thế giới sống?

A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết.

B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất.

C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn.

D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật.

Câu 2: Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì với chúng ta?

(1) Gọi đúng tên sinh vật

(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại

(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn

(4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới

A. (1), (2), (3)                 B. (2), (3), (4)

C. (1), (2), (4)                 D. (1), (3), (4)

Câu 3: Tiêu chí nào sau đây được dùng để phân loại sinh vật?

(1) Đặc điểm tế bào

(2) Mức độ tổ chức cơ thể

(3) Môi trường sống

(4) Kiểu dinh dưỡng

(5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn

A. (1), (2), (3), (5)                     B. (2), (3), (4), (5)

C. (1), (2), (3), (4)                     C. (1), (3), (4), (5)

Câu 4: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?

A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới

B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới

C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài

D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới

Câu 5: Tên phổ thông của các loài được hiểu là?

A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia

B. Tên giống + tên loài + (Tên tác giả, năm công bố)

C. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu

D. Tên loài + tên giống + (tên tác giả, năm công bố)


Post a Comment

Previous Post Next Post