Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT


I. NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG THIẾT YẾU TRONG CÂY

Trong cơ thể thực vật chứa nhiều nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tuy nhiên, chỉ có 17 nguyên tố C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg, Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đối với sự sinh trưởng của mọi loài cây.

Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là:

- Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống

- Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác

- Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.

Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu thường được phân thành nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng, dựa vào hàm lượng của chúng trong mô thực vật

- Nguyên tố đại lượng (chiếm > 100mg/1kg chất khô của cây) gồm C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.

- Nguyên tố vi lượng (chiếm < 100mg/1kg chất khô của cây) chủ yếu là Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

Hình 4.1 và 4.2 cho ta thấy các chất khoáng thiết yếu có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật.

II. VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG THIẾT YẾU TRONG CÂY

Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong đời sống thực vật :

- Tham gia vào các thành phần cấu tạo nên hệ thống chất nguyên sinh, cấu trúc nên tế bào và các cơ quan

- Nguyên tố khoáng tham gia vào quá trình điều chỉnh quá trình trao đổi chất, các hoạt động sinh lí trong cây:

   + Thay đổi các đặc tính lý hóa của các chất keo nguyên sinh

   + Hoạt hóa enzim, làm tăng hoạt động trao đổi chất

   + Điều chỉnh quá trình sinh trưởng của cây

- Tăng tính chống chịu cho cây trồng đối với các điều kiện bất lợi của môi trường.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

III. NGUỒN CUNG CẤP CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG CHO CÂY

1. Đất là nguồn cung cấp chủ yếu các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây

- Các muối khoáng trong đất tồn tại ở dạng không tan hoặc hòa tan (dạng ion). Tuy nhiên, rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hòa tan.

- Sự chuyển hóa muối khoáng từ dạng không tan thành dạng hòa tan chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố môi trường như hàm lượng nước, độ thoáng (lượng ôxi), độ pH, nhiệt độ, vi sinh vật đất. Nhưng các nhân tố này lại chịu ảnh hưởng của cấu trúc đất.

2. Phân bón cho cây trồng

Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Liều lượng phân bón cao quá mức cần thiết không chỉ độc hại đối với cây mà còn gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn


CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA


Câu hỏi in nghiêng trang 21 Sinh 11 Bài 4

Từ kết quả thí nghiệm được minh họa trên hình 4.1, có thể rút ra nhận xét gì?

Lời giải:

Từ kết quả thí nghiệm được minh họa trên hình 4.1, có thể rút ra nhận xét: Các  nguyên tố dinh dưỡng khoáng có vai trò thiết yếu đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. Nếu môi trường cung cấp đủ hàm lượng nguyên tố dinh dưỡng khoáng thì thực vật sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, nếu môi trường thiếu các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thì thực vật sẽ sinh trưởng và phát triển kém.

Câu hỏi in nghiêng trang 21 Sinh 11 Bài 4

Dựa theo nội dung của bảng 4, hãy khái quát vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu.

Lời giải:

Khái quát vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu:

    * Vai trò của các nguyên tố đại lượng:

Các nguyên tố đại lượng là các nguyên tố thiết yếu cấu tạo nên các hợp chất hữu cơ cấu trúc nên chất nguyên sinh của tế bào (VD: axit amin, protein, axit nucleic,…)

Ảnh hưởng đến tính chất của hệ thống keo trong chất nguyên sinh như: diện tích bề mặt, độ ngậm nước, độ nhớt, độ bền vững của hệ thống keo.

    * Vai trò của các nguyên tố vi lượng:

Là thành phần cấu tạo nên enzyme, hoạt hóa enzyme

Tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật

Tham gia vào các quá trình điều tiết trong cơ thể thực vật (điều tiết đóng mở khí khổng, điều tiết trạng thái hóa keo của tế bào ,…)

Câu hỏi in nghiêng trang 23 Sinh 11 Bài 4

Dựa vào đồ thị trên hình 4.3, hãy rút ra nhận xét về liều lượng phân bón hợp lí để đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt nhất mà không gây ô nhiễm môi trường.

Lời giải:

Nhận xét: Nên bón phân với liều lượng hợp lí đối với từng loại cây trồng để cây có thể sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất và không gây ô nhiễm nông phẩm, môi trường. Khi liều lượng bón quá cao dẫn đến tăng áp suất trong đất, làm kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của cây. Đồng thời làm xấu cấu trúc của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi và gây ô nhiễm môi trường. Nếu liều lượng bón quá thấp, cây sẽ sinh trưởng và phát triển chậm.


BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA


Bài 1 (trang 24 SGK Sinh 11)

Vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào đất, loại phân bón, giống và loài cây trồng?

Lời giải:

     Phân bón là nguồn dinh dưỡng cần thiết đối với cây trồng. Tuy nhiên cần phải bón phân hợp lí tùy thuộc vào đất, loại phân bón, giống và loài cây trồng…

Bón phân hợp lí tùy thuộc vào đất: Nếu trong đất đã chứa một lượng cần thiết các chất dinh dưỡng cho cây trồng thì nên bón phân vừa đủ để lượng chất dinh dưỡng đó không bị dư thừa. Nếu lượng chất dinh dưỡng bị dư thừa quá nhiều, chúng sẽ làm thay đổi tính chất của đất (làm tăng áp suất thẩm thấu của đất,…), làm cho các vi sinh vật có lợi có thể bị chết và gây ô nhiễm môi trường.

Phải bón phân đúng loại vì đối với mỗi thời kì sinh trưởng và phát triển, chúng cần cung cấp các loại chất dinh dưỡng khac nhau. Nếu bón phân không phù hợp, sẽ làm cho cơ thể thực vật dư thừa các chất không mong muốn.

Mỗi giống hay loài cây trồng cũng cần lượng phân bón khác nhau, do nhu cầu về lượng chất các chất dinh dưỡng là khác nhau, thời điểm sinh trưởng cũng khác nhau.

Ngoài ra bón phân hợp lí còn giúp giảm thiểu chi phí sản xuất và tăng chất lượng sản phẩm, làm tăng hiệu quả kinh tế, đồng thời tránh gây ô nhiễm môi trường.

Bài 2 (trang 24 SGK Sinh 11)

Hãy liên hệ với thực tế, nêu một số biện pháp giúp cho quá trình chuyến hóa các chất khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây.

Lời giải:

     Một số biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các chất khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây:

Làm cỏ, sục bùn

Cày phơi ải đất

Cày lật úp rạ xuống

Bón vôi khử trùng đất chua

Phá váng sau khi đất bị ngập úng

Sử dụng các chế phẩm sinh học để bổ sung vi sinh vật

Lên luống trồng cây

Làm rãnh thoát nước

Tưới tiêu hợp lý


SÁCH BÀI TẬP




Post a Comment

Previous Post Next Post