KHTN9-CTST | Bài 1. Giới thiệu một số dụng cụ và hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học

MỤC TIÊU

- Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong học tập Khoa học tự nhiên 9.
- Trình bày được các bước viết và trình bày báo cáo; làm được bài thuyết trình một vấn đề khoa học.

TÓM TẮT KIẾN THỨC

Khởi động
Phòng thực hành ở trường phổ thông thường được sử dụng để làm các thí nghiệm thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên. Trong Khoa học tự nhiên 9 có những dụng cụ và hoá chất nào cẩn dùng cho các thí nghiệm? Để giới thiệu một vấn đề khoa học cần phải làm bài báo cáo, thuyết trình. Các bước viết, trình bày báo cáo và làm bài thuyết trình một vẩn để khoa học như thế nào?

1. Một số dụng cụ, hoá chất

1.1. Giới thiệu một số dụng cụ thực hành thí nghiệm trong Khoa học tự nhiên 9

Trong Khoa học tự nhiên 9, các em sẽ được thực hiện nhiều thí nghiệm với dụng cụ khác nhau. Một số dụng cụ thực hành đã được các em làm quen ở những lớp trước. Hình 1.1 giới thiệu một số dụng cụ thực hành các em sẽ sử dụng ở lớp 9.

Thảo luận
Câu hỏi 1: Hây cho biết những dụng cụ ở Hình 1.1 được sử dụng để hổ trợ học tập lĩnh vực nào trong Khoa học tự nhiên 9?

- Tiêu bản nhiễm sắc thể người: được sử dụng để hổ trợ học tập lĩnh vực Sinh học.

- Lăng kính, thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì: được sử dụng để hổ trợ học tập lĩnh vực Vật lí học.

Ghi nhớ
Tiêu bản nhiễm sắc thể người sử dụng thực hành cho chủ để vật sống; các dụng cụ quang học sử dụng thực hành cho chủ đề năng lượng.

1.2. Giới thiệu một số hoá chất sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 9

Một số hoá chất phục vụ thí nghiệm trong Khoa học tự nhiên 9 được giới thiệu ở Hình 1.2.

Thảo luận
Câu hỏi 2: Trong số các hợp chẩt được chỉ ra ở Hình 1.2, em hãy cho biết những hoá chất nào thường gặp trong tự nhiên, những hoá chất nào thường sử dụng trong sản xuất bánh, kẹo.

- Những hoá chất thường gặp trong tự nhiên: Đá vôi (calcium carbonate, CaCO3), Vôi sống (calcium oxide, CaO).

- Những hoá chất thường sử dụng trong sản xuất bánh kẹo: Glucose (C6H12O6), Saccharose (C12H22O11).

Vận dụng kiến thức
Vì sao hoá chất đựng trong chai, lọ, bao bì phải được dán nhãn với đầy đủ thông tin?

Việc đặt nhãn với đầy đủ thông tin trên chai, lọ, bao bì chứa hoá chất là quan trọng. Vì nó mang lại nhiều lợi ích an toàn và thông tin cho người sử dụng, là một biện pháp quan trọng để bảo vệ người dùng, môi trường, và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đối với sản phẩm hoá chất.

Ghi nhớ
Hoá chất trong phòng thực hành được bảo quản, sử dụng tuỳ theo tính chất và mục đích khác nhau.

2. Viết báo cáo và thuyết trình một vấn đề khoa học

2.1. Mô tả các bước viết báo cáo

Khi em thực hiện việc tìm hiểu, nghiên cứu một vấn để khoa học và trình bày quá trình nghiên cứu đó bằng văn bản thì có thể viết báo cáo theo cẩu trúc sau đây:

Thảo luận
Câu hỏi 3: Cấu trúc một báo cáo khoa học thường gồm những phần nào?

Cấu trúc một báo cáo khoa học thường gồm những phần: tiêu đề, mục tiêu, giả thuyết khoa học, thiết bị và vật liệu, phương pháp thực hiện, kết quả và thảo luận, kết luận.

Thảo luận
Câu hỏi 4: Trong quá trình nghiên cứu, giả thuyết khoa học được xây dựng nhằm mục đích gì?

Trong quá trình nghiên cứu, giả thuyết khoa học được xây dựng nhằm mục đích đưa ra những dự đoán ban đầu cho việc nghiên cứu.

Thảo luận
Câu hỏi 5: Theo em, mục kết quả và thảo luận có ý nghĩa gì trong bài báo cáo khoa học?

Theo em, mục kết quả và thảo luận có ý nghĩa giải thích được ý nghĩa của kết quả và gợi ý cho các vấn đề cần tìm hiểu khác nhau.

Thảo luận
Câu hỏi 6: Vì sao phần kết luận báo cáo phải chỉ rõ có đạt được mục tiêu nghiên cứu hay không?

Phần kết luận báo cáo phải chỉ rõ có đạt được mục tiêu nghiên cứu hay không để đánh giá hiệu suất tổng thể của nghiên cứu và kiểm tra tính hợp lý của phương pháp nghiên cứu.

Củng cố kiến thức
Em hãy viết một báo cáo khoa học tìm hiểu tốc độ phản ứng phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của các chất.

1. Tiêu đề

Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của các chất.

2. Mục tiêu

Nghiên cứu, kiểm tra tốc độ phản ứng của các chất có phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc hay không.

3. Giả thiết khoa học

Em có thể dự đoán: Tốc độ phản ứng có phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của các chất.

4. Thiết bị và vật liệu

- Mẫu vật thí nghiệm: dung dịch H2SO4 15%, các hạt Kẽm (Zinc, Zn) với kích thước khác nhau.

- Dụng cụ thí nghiệm: 2 ống nghiệm.

5. Phương pháp thực hiện

- Thí nghiệm được tiến hành như sau:

- Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 3ml dung dịch H2SO4 15%.

- Lấy 2 mẫu kẽm có khối lượng bằng nhau nhưng kích thước hạt khác nhau, kích thước hạt kẽm mẫu 1 nhỏ hơn mẫu 2.

- Cho mẫu kẽm thứ nhất vào ống nghiệm 1, mẫu kẽm thứ 2 vào ống 2.

6. Kết quả và thảo luận

Sau một thời gian quan sát và ghi lại thời gian phản ứng của mỗi ống nghiệm thu được như sau:

- Hiện tượng: có bọt khí thoát ra, ống nghiệm 2 có nhiều bọt khí hơn ống nghiệm 1.

- Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2

- Kết quả: ống nghiệm 2 có tốc độ phản ứng nhanh hơn ống nghiệm 1, vì vậy có thể quan sát được nhiều bọt khí thoát ra hơn.

7. Kết luận

Tốc độ phản ứng có phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc bề mặt, diện tích tiếp xúc càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.

Ghi nhớ
Báo cáo khoa học là một văn bản trình bày rõ ràng, đầy đủ, chi tiết quá trình nghiên cứu một vấn đề khoa học.

2.2. Thiết kế bài thuyết trình một vấn đề khoa học

Thảo luận
Câu hỏi 7: Em cần chuẩn bị gì để thuyết trình một vấn đề khoa học?

Sau khi hoàn thiện các nội dung cần thiết cho một báo cáo, thiết kế bài thuyết trình và chuẩn bị bài thuyết trình dưới dạng poster hoặc bài trình chiếu máy tính thông qua các phần mềm trình chiếu phổ biến (MS PowerPoint,…)

Bài thuyết trình cần chú ý đến cấu trúc ngắn gọn, phản ánh những ý chính, đảm bảo làm nổi bật các từ khoá trong bài báo cáo. Thiết kế bài thuyết trình cần phải hài hoà về bố cục giữa kênh chữ và kênh hình. Ưu tiên tóm tắt thông tin dưới dạng sơ đồ, đồ thị, bảng số liệu, hình ảnh, tránh trình bày dạng văn bản làm người nghe khó theo dõi.

Ngoài cách thuyết trình bằng slide, có thể sử dụng poster in sẵn để thuyết trình (trong lớp học hoặc ngoài trời). Khi đó có thể chuyển các slide thành poster bằng cách chọn kích thước phù hợp của slide để in trên giấy A0. Để đơn giản, có thể trình bày poster bằng cách dùng bút lông nhiều màu vẽ và viết trực tiếp trên giấy A0.

Ghi nhớ
Để việc thuyết trình một vấn đề khoa học có chất lượng tốt, chúng ta cần chuẩn bị kĩ bài thuyết trình một cách ngắn gọn, phản ánh đẩy đủ thông tin những điểm chính trong bài báo cáo.


Vận dụng kiến thức
Sau khi hoàn thành báo cáo (ở phần luyện tập trên), em hãy thiết kế bài thuyết trình dưới dạng các slide trình chiếu trên máy tính và giới thiệu cho các bạn trong lớp.

Học sinh tự thiết kế bài thuyết trình dựa trên bài báo cáo mẫu ở trên.

BÀI TẬP

Đang cập nhật

SÁCH HỌC SINH (bản in thử)

Post a Comment

Previous Post Next Post