Bài tập KHTN 8 | Bài 42. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Sách bài tập Khoa học Tự nhiên 8 | Cánh diều

Bài 42.1 trang 86

Để có một hệ sinh thái đạt được trạng thái cân bằng tự nhiên, điều kiện nào sau đây là không cần thiết?

A. Quần xã sinh vật trong hệ sinh thái thích nghi với các điều kiện sống trong môi trường.

B. Các thành phần sinh vật trong quần xã cân bằng nhau.

C. Khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường cân bằng với nhu cầu của các sinh vật trong quần xã.

D. Nguồn sống trong môi trường đủ và dư thừa so với nhu cầu của các sinh vật trong quần xã.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: D.

- Ở cấp độ hệ sinh thái, cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của các yếu tố cấu thành hệ sinh thái hướng tới sự thích nghi của quần xã với điều kiện sống. Do đó, để có một hệ sinh thái đạt trạng thái cân bằng tự nhiên, điều kiện không cần thiết là nguồn sống trong môi trường dư thừa so với nhu cầu của các sinh vật trong quần xã.

Bài 42.2 trang 87

Hoạt động nào sau đây có thể phá vỡ cân bằng tự nhiên?

A. Bảo vệ các khu rừng già.

B. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia.

C. Khai thác rừng đầu nguồn để xây dựng các công trình thủy điện.

D. Xử lí nghiêm các trường hợp săn bắn, mua bán, tiêu thụ các động vật hoang dã.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: C.

- Hoạt động có thể phá vỡ cân bằng tự nhiên là: Khai thác rừng đầu nguồn để xây dựng các công trình thủy điện. Do rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật; khai thác rừng làm phá hủy và suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên, đất bị xói mòn, làm mất đa dạng sinh học, gây ra lũ lụt, hạn hán,… làm mất cân bằng tự nhiên.

Bài 42.3 trang 87

Biện pháp nào sau đây có tác dụng bảo vệ môi trường tự nhiên?

A. Phá bỏ các khu rừng già, thay thế bằng các khu rừng trồng nhằm nâng cao sản lượng khai thác.

B. Khai thác hết rừng đầu nguồn để trồng cây, gây rừng mới nhằm tăng cường khả năng phòng hộ của rừng.

C. Chuyển đổi đất rừng đầu nguồn thành đất nông nghiệp hoặc đất để xây dựng nhà ở và các công trình giao thông.

D. Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: D.

- Biện pháp có tác dụng bảo vệ môi trường tự nhiên là xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia. Ngoài ra, còn có một số biện pháp như: trồng rừng, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng tái tạo,…

Bài 42.4 trang 87

Trong những hoạt động sau đây, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên?

(1) Thay thế dần các rừng nguyên sinh bằng các rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao.

(2) Tích cực trồng cây gây rừng.

(3) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.

(4) Xây dựng các nhà máy thủy điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng.

(5) Duy trì tập quán du canh, du cư của đồng bào dân tộc thiểu số.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: B.

- Trong những trên, các hoạt động góp phần vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên là:

(2) Tích cực trồng cây gây rừng.

(3) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.

Bài 42.5 trang 87

Sự thay đổi các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường, gây tác hại lên đời sống của con người và các sinh vật khác gọi là

A. biến đổi môi trường.

B. ô nhiễm môi trường.

C. nhiễm bẩn môi trường.

D. biến động môi trường.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: B.

- Sự thay đổi các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường, gây tác hại lên đời sống của con người và các sinh vật khác gọi là ô nhiễm môi trường.

Bài 42.6 trang 87

Những hoạt động nào sau đây góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay?

(1) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh trong trồng trọt.

(2) Kiểm soát chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.

(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.

(4) Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.

(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.

(6) Sử dụng rộng rãi các loại thuốc hóa học tiêu diệt các loại sâu, bệnh và cỏ dại.

(7) Xây dựng các nhà máy xử lí và tái chế rác thải.

A. (1), (2), (4), (7).

B. (1), (3), (5), (7).

C. (2), (3), (4), (6).

D. (1), (4), (5), (6).

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: A.

- Những hoạt góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay là:

(1) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh trong trồng trọt.

(2) Kiểm soát chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.

(4) Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.

(7) Xây dựng các nhà máy xử lý và tái chế rác thải.

Bài 42.7 trang 88

Nối mỗi hoạt động của con người với ý nghĩa của hoạt động đó cho phù hợp.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

(1) – d; (2) – c; (3) – b; (4) – a.

Hoạt động của con người

Ý nghĩa của hoạt động

(1) Tăng cường sử dụng các vật liệu có thể tái sử dụng và thân thiện với môi trường.

d) Hạn chế ô nhiễm rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa.

(2) Thu gom và tiêu hủy gia súc, gia cầm bị bệnh theo đúng quy trình.

c) Hạn chế ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh.

(3) Bảo vệ các loài thiên địch của các loài sinh vật gây hại cây trồng.

b) Hạn chế ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật.

(4) Lắp đặt các thiết bị lọc khí thải từ các nhà máy.

a) Hạn chế ô nhiễm môi trường không khí.


Bài 42.8 trang 88

Nối mỗi thời kì phát triển xã hội với các tác động của con người đối với môi trường ở thời kì đó cho phù hợp.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

(1) – a, e; (2) – c, g; (3) – b, d.

Bài 42.9 trang 89

Bạn An cho rằng hạn chế gia tăng dân số là một trong những biện pháp giúp bảo vệ các nguồn tài nguyên và giảm ô nhiễm môi trường, em có đồng ý với ý kiến của bạn không? Giải thích.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Em đồng ý với với ý kiến của bạn An. Vì dân số tăng kéo theo nhu cầu sử dụng lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu,… tăng lên buộc con người phải gia tăng tốc độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời thải ra môi trường lượng chất thải ngày càng lớn khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.

Bài 42.10 trang 89

Nối mỗi tác nhân gây ô nhiễm môi trường với các biện pháp hạn chế tương ứng.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

(1) – d, g; (2) – a, b; (3) – e, h; (4) – c.

Bài 42.11 trang 89

Cần làm gì để tăng năng suất trong hệ sinh thái nông nghiệp mà không gây ô nhiễm môi trường?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Một số biện pháp tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, hạn chế sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, tăng cường sử dụng đạm sinh học bằng cách sử dụng phân bón vi sinh và luân canh các cây họ Đậu; tăng cường bảo vệ các loài thiên địch và tái sử dụng các loại rác thải hữu cơ;…

Bài 42.12 trang 89

Một đầm nước nông nuôi cá có ba bậc dinh dưỡng: vi khuẩn lam và tảo (bậc 1); động vật phù du (bậc 2); tôm, cá nhỏ (bậc 3). Do nguồn chất khoáng tích tụ nhiều năm từ các chất ô nhiễm ở đáy đầm tạo điều kiện cho vi khuẩn lam và tảo bùng phát kìm hãm sự phát triển của các loài sinh vật khác. Cần làm gì để hệ sinh thái đầm không bị ô nhiễm nặng hơn?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Để hệ sinh thái đầm không bị ô nhiễm nặng hơn cần: Đánh bắt bớt tôm và cá nhỏ hoặc thả thêm vào đầm một số cá dữ (bậc 4) ăn tôm và cá nhỏ nhằm tạo điều kiện cho động vật phù du phát triển mạnh hơn để ăn vi khẩn lam và các loài tảo, ngăn chặn sự phát triển quá mức của tảo và vi khuẩn lam trong đầm. Ngoài ra có thể hạn chế nguồn thức ăn của vi khuẩn lam và tảo bằng cách tháo nước, nạo vét bùn ở đầm để loại bớt các chất gây ô nhiễm.

Sách bài tập Khoa học Tự nhiên 8 | Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài 46.1 trang 109

Cân bằng tự nhiên là

A. trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.

B. trạng thái cân bằng tự nhiên ở cấp độ tổ chức sống trên cơ thể, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.

C. trạng thái ổn định tự nhiên của quần thể, hướng tới sự ổn định số lượng cá thể của quần thể.

D. trạng thái ổn định tự nhiên, gồm trạng thái cân bằng của quần thể, hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã và cân bằng tự nhiên giữa sinh vật và môi trường.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: A.

- Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.

Bài 46.2 trang 109

a) Quan sát Hình 46.1, cho biết những yếu tố nào có thể làm tăng và giảm kích thước quần thể?

b) So sánh kích thước quần thể sau khi được điều chỉnh với ban đầu?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) Những yếu tố có thể làm tăng và giảm kích thước quần thể là:

- Mức tử vong.

- Mức sinh sản.

- Mức xuất cư.

- Mức nhập cư.

b) Kích thước quần thể sau khi được điều chỉnh tương đương với quần thể ban đầuvà phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

c) ⓵ thể hiện cho trường hợp B, ⓶ thể hiện cho trường hợp A.

Bài 46.3 trang 110

Quan sát Hình 46.3, hãy giải thích sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quần thể trong quần xã. Sự phụ thuộc này dẫn đến hiện tượng gì trong cân bằng tự nhiên?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Giải thích sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quần thể trong quần xã:

+ Hình A: Châu chấu và trâu đều sử dụng thực vật làm thức ăn. Khi số lượng cá thể trong quần thể trâu tăng quá cao làm nguồn thức ăn giảm sút dẫn đến số lượng cá thể trong quần thể châu chấu giảm và ngược lại.

+ Hình B: Khi số lượng cá thể trong quần thể chuột tăng lên, tạo nguồn thức ăn dồi dào cho mèo, do đó, số lượng cá thể trong quần thể mèo cũng tăng lên. Khi số lượng cá thể trong quần thể mèo tăng quá cao thì số lượng cá thể trong quần thể chuột dần giảm xuống. Nguồn sống của mèo giảm xuống, khiến số lượng cá thể trong quần thể mèo cũng giảm theo. Số lượng cá thể trong quần thể vật ăn thịt (mèo) giảm tạo điều kiện cho sự tăng lên về số lượng cá thể trong quần thể chuột. Hiện tượng đó liên tục diễn ra theo chu kì. Qua đó, thấy được số lượng cá thể của quần thể mèo đã được khống chế bởi số lượng cá thể của quần thể chuột và ngược lại.

+ Hình C: Khi số lượng cá thể trong quần thể thực vật tăng lên, tạo nguồn thức ăn dồi dào cho thỏ, do đó, số lượng cá thể trong quần thể thỏ cũng tăng lên. Khi số lượng cá thể trong quần thể thỏ tăng quá cao thì số lượng cá thể trong quần thể thực vật dần giảm xuống. Nguồn sống của thỏ giảm xuống, khiến số lượng cá thể trong quần thể thỏ cũng giảm theo. Số lượng cá thể trong quần thể thỏgiảm tạo điều kiện cho sự tăng lên về số lượng cá thể trong quần thể thực vật. Hiện tượng đó liên tục diễn ra theo chu kì. Qua đó, thấy được số lượng cá thể của quần thể thỏ đã được khống chế bởi số lượng cá thể của quần thể thực vật và ngược lại.

- Sự phụ thuộc này dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học. Số lượng cá thể của quần thể này được khống chế ở mức nhất định bởi quần thể kia và ngược lại.

Bài 46.4 trang 111

Quan sát Hình 46.4, diễn đạt bằng lời về sự tự điều chỉnh kích thước quần thể ăn thịt (Rắn) và kích thước quần thể con mồi (Ếch).

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Số lượng cá thể của quần thể ếch nhiều hơn số lượng cá thể của quần thể rắn và rắn sử dụng ếch làm thức ăn. Khi số lượng cá thể trong quần thể ếch tăng lên, tạo nguồn thức ăn dồi dào cho rắn, do đó, số lượng cá thể trong quần thể rắn cũng tăng lên. Làm nguồn thức ăn nên số lượng cá thể trong quần thể ếch dần giảm xuống. Nguồn sống của rắn giảm xuống, khiến số lượng cá thể trong quần thể rắn cũng giảm theo. Số lượng cá thể trong quần thể vật ăn thịt giảm tạo điều kiện cho sự tăng lên về số lượng cá thể trong quần thể ếch. Hiện tượng đó liên tục diễn ra theo chu kì. Qua đó, thấy được số lượng cá thể của quần thể rắn đã được khống chế bởi số lượng cá thể của quần thể ếch và ngược lại.

Bài 46.5 trang 111

a) Dựa vào Bảng 46.1, liệt kê thêm một số loài động vật hoạt động chủ yếu vào ban ngày và vàoban đêm.

b) Hãy nêu một số sự khác biệt về quần xã sinh vật giữa các mùa trong năm trong các hệ sinh thái ở vùng em sinh sống.

c) Tại sao quần xã có sự khác biệt theo chu kì ngày đêm và chu kì mùa? Từ đó cho biết, cân bằng tự nhiên có phải là trạng thái tĩnh (không thay đổi) không?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) Một số loài động vật hoạt động chủ yếu vào ban ngày và vàoban đêm:

STT

Tên loài

Ban ngày

Ban đêm

1

Chim sâu

X

2

Dơi

X

3

Ong mật

X

4

Sói xám

X

5

Voi

X

6

Hổ

X

7

X

b) Một số sự khác biệt về quần xã sinh vật giữa các mùa trong năm trong các hệ sinh thái ở vùng em sinh sống:

- Về số lượng loài: Mùa xuân, hạ, cây cối phát triển, động vật phong phú. Mùa thu, đông, cây cối ít phát triển, động vật hạn chế hoạt động.

- Về thành phần loài: Mùa xuân, hạ, các loài ưa ấm phát triển mạnh. Mùa thu, đông, các loài ưa lạnh phát triển mạnh.

c) Các nhân tố sinh thái trong môi trường luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi của quần xã. Sự thay đổi chu kì ngày đêm, chu kì mùa dẫn đến sự thay đổi các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh → hoạt động của các sinh vật cũng mang tính chất chu kì → quần xã có sự khác biệt theo chu kì ngày đêm và chu kì mùa → Cân bằng tự nhiên không phải là trạng thái tĩnh.

Bài 46.6 trang 111

a) Nêu một số nguyên nhân chính gây mất cân bằng tự nhiên.

b) Ở địa phương nơi em sinh sống, có những biện pháp nào để hạn chế sự mất cân bằng tự nhiên?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) Một số nguyên nhân chính gây mất cân bằng tự nhiên:

+ Đưa vào hệ sinh thái một loài sinh vật mới;

+ Các thiên tai như động đất, núi lửa phun trào, sóng thần, lũ lụt, hạn hán, bão lớn,…;

+ Một hoặc vài loài động/thực vật bị tận diệt;

+ Phá vỡ nơi cư trú của sinh vật;

+ Ô nhiễm môi trường;

+ Sự gia tăng số lượng đột ngột của một loài;

+ Thời tiết bất thường;

+ Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật;…

b) Một số biện pháp hạn chế sự mất cân bằng tự nhiên ở địa phương em sinh sống là:

+ Trồng rừng;

+ Tuyên truyền và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường;

+ Cấm đưa vào một số loài sinh vật mới có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ sinh thái (ví dụ: tôm hùm đất,…);

+ Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên;…

Bài 47.1 trang 112

Lấy ví dụ minh họa cho các nhận định dưới đây:

a) Môi trường bao gồm nhiều nhân tố sinh thái có tác động qua lại, sự biến đổi các nhân tố này có thể dẫn đến sự thay đổi của các nhân tố khác.

b) Sinh vật và môi trường có sự tác động qua lại (Các nhân số sinh thái tác động đến sinh vật. Ngược lại, sinh vật cũng có ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái của môi trường).

c) Cùng với sự phát triển cách mạng công nghiệp, sự tác động của con người vào thế giới tự nhiên ngày càng mạnh mẽ.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Ví dụ minh họa cho các nhận định:

a) Sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể chuột ảnh hưởng đến sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể rắn.

b) Độ tơi xốp, thoáng khí của đất ảnh hưởng tới hoạt động sống của giun đất: Đất kém tơi xốp và thoáng khí làm giun đất không thể hô hấp dẫn tới chết. Ngược lại, giun sống trong đất, hoạt động của giun cũng làm biến đổi các đặc tính của đất.

c) Sự phát triển của cách mạng công nghiệp, tốc độ đô thị hóa tăng làm diện tích đất rừng giảm làm diện tích nơi ở của một số loài động vật hoang dã như khỉ, vượn,…

Bài 47.2 trang 112

Lựa chọn nhận định đúng trong các nhận định dưới đây:

A. Ô nhiễm môi trường là sự tồn tại các chất hóa học trong thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

B. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học trong thành phần không khí, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

C. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học của thành phần môi trường, gây bệnh nguy hiểm cho con người và sinh vật.

D. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: D.

- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

Bài 47.3 trang 112

a) Nêu các cách phân loại ô nhiễm môi trường. Cho ví dụ.

b) Ở nơi em sinh sống, có những loại ô nhiễm môi trường nào có tính chất nghiêm trọng, cần được khắc phục ngay?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) Các cách phân loại ô nhiễm môi trường:

- Theo nguyên nhân

- Bản chất ô nhiễm

- Thành phần của môi trường

- Tác nhân gây ô nhiễm

b) Ở địa phương em sinh sống:

- Ô nhiễm môi trường không khí

- Ô nhiễm môi trường nước (sông, ao, hồ, biển,…)

Bài 47.4 trang 112

Phát biểu nào không đúng trong các phát biểu dưới đây?

A. Biến đổi khí hậu là sự khác nhau giữa các giá trị trung bình dài hạn (từ vài thập kỉ cho đến hàng thế kỉ) của các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,...)

B. Biến đổi khí hậu là sự thay đổi các yếu tố của khí hậu giữa các giai đoạn (mỗi giai đoạn thường là vài thập kỉ đến vài thế kỉ).

C. Biến đổi khí hậu là sự biến đổi của thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,...) trong khoảng thời gian dài (từ vài thập kỉ cho đến hàng thế kỉ).

D. Biến đổi khí hậu hiện nay có cả nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân từ những hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: C.

- C: Sai. Biến đổi khí hậu là sự thay đổi giá trị trung bình của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… giữa các giai đoạn, mỗi giai đoạn từ vài thập kỉ đến hàng thế kỉ.

Bài 47.5 trang 113

Trình bày tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sự sống.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đời sống và đến cả hệ sinh thái,ví dụ như:

- Không khí ô nhiễm, chứa nhiều các chất khí độc, hại như CO, CO2, SO2, NO2,… gây hại cho hệ hô hấp và sức khỏe con người. Ngoài ra, các chất khí này là một trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu trên toàn thế giới.

- Hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp nếu không sử dụng đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe con người và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái.

- Các chất phóng xạ có khả năng gây biến đổi vật chất di truyền ở người và các loài sinh vật, từ đó làm phát sinh một số bệnh tật di truyền.

- Vi sinh vật gây bệnh cho con người và động vật, phát triển nhanh và mạnh trong các chất thải không được thu gom, xử lí đúng cách.

Bài 47.6 trang 113

Tra cứu tài liệu (sách, báo, website,…) để trình bày ngắn gọn (không quá 5 dòng) những thông tin quan trọng về Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường con người (Stokholm, 1972).

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường con người đã khai mạc ngày 5/6/1972 tại Stockholm, Thụy Điển với 113 quốc gia tham gia. Hội nghị phản ánh sự thức tỉnh của nhân loại về vấn đề môi trường toàn cầu và nhấn mạnh trách nhiệm quan trọng của con người với tình hình biến đổi môi trường. Tại đây, khái niệm “phát tiển bền vững” đã được hình thành, ba trụ chính là kinh tế – phát triển xã hội – bảo vệ môi trường phải luôn gắn bó, hỗ trợ, củng cố cho nhau. Cũng từ đây, ngày 5/6 được lấy làm ngày “Môi trường thế giới”.

Bài 47.7 trang 114

a) Từ các biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu, hãy nêu tác động của nó đối với một số ngành và lĩnh vực chính (Hình 47.1)

b) Tại sao Việt Nam được coi là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) Tác động của biến đổi khí hậu đối với một số ngành và lĩnh vực chính:

- Đối với nông nghiệp: biến đổi khí hậu tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lượng;

- Đối với môi trường: làm suy thoái tài nguyên đất, đa dạng sinh học bị đe dọa, suy giảm về số lượng và chất lượng do ngập nước và do khô hạn, tăng thêm nguy cơ diệt chủng của động, thực vật, làm biến mất các nguồn gen quý hiếm;

- Đối với giao thông: gây thời tiết cực đoan như lũ lụt, động đất; ảnh hưởng đến giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không; thiệt hại về giao thông là rất lớn.

b) Việt Nam được coi là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu vì: Việt Nam có bờ biển rộng; diện tích đồng bằng và diện tích đồng bằng ngập lụt rộng lớn; vị trí nằm trên đường đi của bão; hệ thống đê điều, hệ thống thoát nước và hệ thống thủy lợi chưa phát triển kịp; nhiều địa phương có rừng suy giảm về diện tích và chất lượng.

Bài 47.8 trang 114

Thu nhập thông tin từ các nguồn khác nhau để trình bày về một số đặc điểm trên địa bàn tỉnh em đang sinh sống.

a) Các biểu hiện của biến đổi khí hậu.

b) Tác động của biến đổi khí hậu đến một ngành (hoặc một lĩnh vực).

c) Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở địa phương.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) Các biểu hiện của biến đổi khí hậu:

+ Nhiệt độ trung bình hằng năm tăng;

+ Mùa lạnh khắc nghiệt hơn, mùa nóng hạn hán nhiều hơn;

+ Lượng mưa tăng giảm thất thường;

+ Các hiện tượng thời tiết tiêu cực: bão, lũ lụt xuất hiện nhiều hơn, nặng nề hơn;…

b) Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp: Biến đổi khí hậu tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lượng;…

c) Một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu:

- Xây dựng hệ thống đê điều kiên cố.

- Trồng rừng phòng hộ chắn sóng, chống xói lở ở bờ biển, bờ sông.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi phù hợp.

- Xây nhà chống lũ.

- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch, tích cực sử dụng năng lượng sạch như năng lượng Mặt trời, năng lượng gió,…

- …

Bài 47.9 trang 114

Ứng phó với biến đổi khí hậu gồm 2 nội dung: Giảm nhẹ biến đổi khí hậu (Can thiệp vào các hoạt động của con người → Hạn chế sự tăng nhiệt độ khí quyển) và Thích ứng với biến đổi khí hậu (Hạn chế tác động của biến đổi khí hậu; tận dụng mặt tốt và hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu). Quan sát Hình 47.2, hãy nêu các biện pháp:

a) Giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

b) Thích ứng với biến đổi khí hậu.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) Biện pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu:

- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch

- Cải tiến công nghệ

- Trồng và bảo vệ rừng

- ….

b) Biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu:

- Xây dựng đề điều kiên cố

- Trồng rừng phòng hộ chắn sóng, chống xói lở ở bờ biển, bờ sông.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi phù hợp: nuôi tôm nước lợ, đánh bắt thuỷ sản trong mùa nước lũ,…

- Gia cố đường giao thông

- Xây nhà chống lũ

- …

Bài 47.10 trang 114

a) Trình bày các biện pháp chủ yếu bảo vệ động/thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta.

b) Kể tên một số loài động vật, thực vật ở nước ta có nguy cơ tuyệt chủng.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) Các biện pháp chủ yếu bảo vệ động/thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta: Tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên sinh vật trong cộng đồng; bảo vệ môi trường sống của sinh vật, thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia; ngăn chặn việc săn bắn và mua bán các loài có nguy có tuyệt chủng; khai thác hợp lí tài nguyên sinh vật; nghiên cứu đặc điểm và sự phân bố của các loài sinh vật.

b) - Một số loài đang có nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta:

+ Động vật: Bò tót, hổ Đông Dương, sao la, hươu vàng, voọc mũi hếch, voọc đầu trắng, cò quăn cánh xanh, rùa, tê giác một sừng,…

+ Thực vật: Thông hai lá dẹt, hoàng đàn, mun, trắc, chò đãi, sam đá vôi, pơ mu, trầm hương, lát hoa, lim xanh,…

Post a Comment

Previous Post Next Post