Bài 10. Đồ thị quãng đường

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

TÓM TẮT LÝ THUYẾT


I. Vẽ đồ thị quãng đường - thời gian cho chuyển động thẳng


1. Lập bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian

Để vẽ đồ thị quảng đường - thời gian cho một chuyển động thì trước hết phải lập bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian.

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 10 ngắn nhất Kết nối tri thức


2. Vẽ đồ thị

a. Vẽ hai đoạn thẳng Os và Ot vuông sâm góc với nhau, gọi là hai trục toạ độ. 

- Trục thắng đứng (trục tung) Os được dùng để biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ xích thích hợp.

- Trục nằm ngang (trục hoành) Ot  biểu diễn thời gian theo một tỉ xích thích hợp

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 10 ngắn nhất Kết nối tri thức

b. Xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi được và thời gian tương ứng.

Biết điểm O là điểm khởi hành, khi đó s = 0 và t = 0,

Xác định trên đồ thị vị trí của các điểm 1, 2, 3, 4 lần lượt tương ứng với các quãng đường đi được sau 1h, 2h, 3h, 4h.

Nối các điểm O, 1, 2, 3 và 3, 4 với nhau và nhận xét về các đường nối này (thẳng hay cong, nghiêng hay song song với trục hoành).

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 10 ngắn nhất Kết nối tri thức

Đường nối năm điểm O, 1,2, 3, 4 trên là đồ thị quãng đường - thời gian trong 4h đầu.


II. Sử dụng đồ thị quãng đường - thời gian

* Hoạt động: Từ đồ thị ở Hình 10.2:

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 10 ngắn nhất Kết nối tri thức

a) Mô tả lại bằng lời chuyển động của ô tô trong 4h đầu.

b) Xác định tốc độ của ô tô trong 3h đầu.

c) Xác định quãng đường ô tô đi được sau 1h30min từ khi khởi hành.

* Hướng dẫn:

a)

- Sau những khoảng thời gian 1 h, 2 h, 3 h ô tô đi được các quãng đường tương ứng là 60 km; 120 km; 180 km.

- Trong khoảng thời gian từ 3 h đến 4 h, quãng đường đi được không đổi, ô tô này đã dừng lại cho hành khách nghỉ ngơi.

b)

Nối điểm O với điểm 3, ta đươc đoạn thẳng nằm nghiêng, Quãng đường đi được trong 3 giờ đầu tỉ lệ thuận với thời gian đi.

Từ điểm 3 kẻ đường thẳng song song với trục Ot, cắt trục Os tại 180km.

Tốc độ của ô tô trong 3 h đầu là:

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 10 | Soạn KHTN 7 Bài 10 ngắn nhất - Kết nối TT

c) Đổi 1 h 30 min = 1,5 h

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 10 ngắn nhất Kết nối tri thức

Lấy điểm t = 1,5 (h) kẻ song song với trục Os cắt đoạn thẳng nằm nghiêng OC tại E. Tiếp đó, từ E kẻ song song với trục Ot cắt trục Os tại vị trí 90km.

Ta được quãng đường ô tô đi được sau 1 h 30 min từ khi khởi hành là 90 km.


CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 53 SGK KHTN 7

Theo em làm thế nào để có thể xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = v.t? 

Lời giải

Để có thể xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = v.t chúng ta có thể nhìn vào đồ thị quãng đường – thời gian.


I. Vẽ đồ thị quãng đường - thời gian cho chuyển động thẳng

Trả lời câu hỏi trang 53 SGK KHTN 7

* Câu hỏi và bài tập

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 10 | Soạn KHTN 7 Bài 10 ngắn nhất - Kết nối TT

Hãy dựa vào Bảng 10.1 để trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Trong 3h đầu, ô tô chạy với tốc độ bao nhiêu km/h?

Lời giải

Trong 3h đầu, ô tô chạy với tốc độ 60 km/h

Câu 2. Trong khoảng thời gian nào thì ô tô dừng lại để hành khách nghỉ ngơi?

Lời giải

Từ số liệu ta thấy, trong khoảng thời gian từ 3h – 4h ô tô dừng lại ở quãng đường 180 km.

Trả lời câu hỏi trang 54 SGK KHTN 7 

* Hoạt động: Xác định các điểm 5 và 6 ứng với các thời điểm 5h và 6h và vẽ các đường nối hai điểm 4 và 5, hai điểm 5 và 6 trong Hình 10.2. Nhận xét về các đường nối này.

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 10 | Soạn KHTN 7 Bài 10 ngắn nhất - Kết nối TT

Lời giải

- Vẽ đồ thị:

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 10 | Soạn KHTN 7 Bài 10 ngắn nhất - Kết nối TT

- Nhận xét: Các đường nối này là các đường thẳng.


II. Sử dụng đồ thị quãng đường - thời gian

Trả lời câu hỏi trang 55 SGK KHTN 7

* Hoạt động:

Câu 1: Từ đồ thị ở Hình 10.2:

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 10 | Soạn KHTN 7 Bài 10 ngắn nhất - Kết nối TT

a) Mô tả lại bằng lời chuyển động của ô tô trong 4h đầu.

b) Xác định tốc độ của ô tô trong 3h đầu.

c) Xác định quãng đường ô tô đi được sau 1h30min từ khi khởi hành.

Lời giải

a)

- Sau những khoảng thời gian 1 h, 2 h, 3 h ô tô đi được các quãng đường tương ứng là 60 km; 120 km; 180 km.

- Trong khoảng thời gian từ 3 h đến 4 h, quãng đường đi được không đổi, ô tô này đã dừng lại cho hành khách nghỉ ngơi.

b)

Nối điểm O với điểm 3, ta đươc đoạn thẳng nằm nghiêng, Quãng đường đi được trong 3 giờ đầu tỉ lệ thuận với thời gian đi.

Từ điểm 3 kẻ đường thẳng song song với trục Ot, cắt trục Os tại 180km.

Tốc độ của ô tô trong 3 h đầu là:

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 10 | Soạn KHTN 7 Bài 10 ngắn nhất - Kết nối TT

c) Sau 1 h 30 min = 1,5 h, ô tô đi được quãng đường là:

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 10 | Soạn KHTN 7 Bài 10 ngắn nhất - Kết nối TT

Lấy điểm t = 1,5 (h) kẻ song song với trục Os cắt đoạn thẳng nằm nghiêng OC tại E. Tiếp đó, từ E kẻ song song với trục Ot cắt trục Os tại vị trí 90km.

Ta được quãng đường ô tô đi được sau 1 h 30 min từ khi khởi hành là 90 km.

 Câu 2: Lúc 6h sáng, bạn A đi bộ từ nhà ra công viên để tập thể dục cùng các bạn. Trong 15 min đầu, A đi thong thả được 1000 m thì gặp B. A đứng lại nói chuyện với B trong 5 min. Chợt A nhớ ra là các bạn hẹn mình bắt đầu tập thể dục ở công viên vào lúc 6h30min nên vội vã đi nốt 1000 m còn lại và đến công viên vào đúng lúc 6h30min.

a) Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của bạn A trong suốt hành trình 30 min đi từ nhà đến công viên.

b) Xác định tốc độ của bạn A trong 15 min đầu và 5 min cuối của hành trình. 

Lời giải

a) Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian:

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 10 | Soạn KHTN 7 Bài 10 ngắn nhất - Kết nối TT

b) 

Tốc độ của bạn A trong15 min đầu là:

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 10 | Soạn KHTN 7 Bài 10 ngắn nhất - Kết nối TT

Tốc độ của bạn A trong 5 min cuối hành trình là:

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 10 | Soạn KHTN 7 Bài 10 ngắn nhất - Kết nối TT

Vậy trong 15 min đầu bạn A đi vớ tốc độ 4 km/h, trong 5 min cuối đi với tốc độ 6 km/h.


BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA




SÁCH BÀI TẬP


Câu 1: Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả

A. Liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian.

B. Liên hệ giữa vận tốc của vật trên quãng đường và thời gian.

C. Liên hệ giữa hướng chuyển động của vật và thời gian.

D. Liên hệ giữa vận tốc của vật và hướng chuyển động của vật.

Câu 2: Đồ thị quãng đường - thời gian của chuyển động có tốc độ không đổi có dạng là đường gì?

A. Đường thẳng.

B. Đường cong.

C. Đường tròn.

D. Đường gấp khúc.

Câu 3: Đồ thị quãng đường – thời gian dưới đây mô tả chuyển động của hai xe xanh và đỏ:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 10: Đồ thị quãng đường - Thời gian (có đáp án) - KNTT

Nhận xét nào dưới đây là đúng?

A. Xe xanh chuyển động nhanh hơn xe đỏ.

B. Xe đỏ chuyển động nhanh hơn xe xanh.

C. Hai xe chuyển động nhanh như nhau.

D. Không so sánh được tốc độ chuyển động của hai xe.

Câu 4: Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là 

A. Vôn kế 

B. Nhiệt kế 

C. Tốc kế

D. Ampe kế

Câu 5: Đồ thị quãng đường – thời gian của vật chuyển động thẳng với tốc độ không đổi có dạng là

A. Đường thẳng song song với trục thời gian.

B. Đường thẳng nằm nghiêng góc với trục thời gian.

C. Đường cong.

D. Đường gấp khúc.

Câu 6: Độ lớn của vận tốc có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật? 

A. Cho biết hướng chuyển động của vật. 

B. Cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào. 

C. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm.

D. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được. 

Câu 7: Bảng số liệu dưới đây mô tả chuyển động của một ca nô trong hành trình từ 6 h đến 8 h.

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 10: Đồ thị quãng đường - Thời gian (có đáp án) - KNTT

Trong các phát biểu dưới đây phát biểu nào sai?

A. Giờ xuất phát của ca nô là lúc 6 h.

B. Mỗi giờ ca nô chuyển động được quãng đường 30 km.

C. Tốc độ của ca nô trên cả quãng đường 60 km là 30 km/h.

D. Thời gian để ca nô đi được hết quãng đường 60 km là 8 h.

Câu 8: Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào 

A. Đơn vị chiều dài 

B. Đơn vị thời gian 

C. Đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian.

D. Các yếu tố khác

Câu 9: Từ đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động ta không thể xác định được yếu tố nào dưới đây?

A. Quãng đường vật đi được.

B. Thời gian vật đã đi.

C. Tốc độ của vật chuyển động.

D. Khoảng cách của vật so với cây ven đường.

Câu 10: Trong đêm tối từ lúc thấy tia chớp lóe sáng đến khi nghe thấy tiếng bom nổ khoảng 15 giây. Hỏi chỗ bom nổ cách người quan sát bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí bằng 340 m/s. 

A. 5100 m. 

B. 5000 m 

C. 5200 m 

D. 5300 m

Câu 11: Quãng đường từ nhà bạn Lan đến công viên Thống Nhất dài 4000 m. Bạn Lan chạy bộ từ nhà ra công viên hết bao nhiêu thời gian? Dưới đây là đồ thị quãng đường – thời gian mô tả chuyển động của bạn Mai.

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 10: Đồ thị quãng đường - Thời gian (có đáp án) - KNTT

A. 30 phút.

B. 48 phút.

C. 52 phút.

D. 60 phút.

Câu 12: Một vật nhỏ chuyển động thẳng đều có đồ thị như trên hình vẽ. Kết luận nào dưới đây là chính xác? 

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 10: Đồ thị quãng đường - Thời gian (có đáp án) - KNTT

A. Vật chuyển động từ điểm A cách mốc 5km 

B. Vật chuyển động từ vị trí mốc O.

C. Vật chuyển động từ vị trí cách mốc 5m 

D. Vật chuyển động từ vị trí cách mốc 2,5km

Câu 13: Dựa vào đồ thị chuyển động của vật như trên hình vẽ, em hãy cho biết: sau 2 giờ kể từ khi xuất phát thì vật cách điểm xuất phát bao nhiêu km? 

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 10: Đồ thị quãng đường - Thời gian (có đáp án) - KNTT

A. 25km 

B. 50km

C. 75km 

D. 100km

Câu 14: Trục tung Os trong đồ thị quãng đường – thời gian dùng để

A. Biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp.

B. Biểu diễn thời gian theo một tỉ lệ xích thích hợp.

C. Biểu diễn tốc độ theo một tỉ lệ xích thích hợp.

D. Biểu diễn độ dời theo một tỉ lệ xích thích hợp.

Câu 15: Chọn đáp án đúng nhất. Đồ thị quãng đường thời gian cho biết những gì?

A. Đồ thị quãng đường - thời gian cho biết tốc độ chuyển động, quãng đường đi được và thời gian đi của vật.

B. Đồ thị quãng đường - thời gian cho biết quãng đường đi được và thời gian đi của vật.

C. Đồ thị quãng đường - thời gian cho biết tốc độ chuyển động của vật.

D. Đồ thị quãng đường - thời gian cho biết vị trí của vật ở những thời điểm xác định của vật.

Câu 16: Đồ thị trên biểu diễn sự phụ thuộc vận tốc theo thời gian của một chất điểm. Kết luận nào dưới đây là chính xác? 

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 10: Đồ thị quãng đường - Thời gian (có đáp án) - KNTT

A. Chất điểm chuyển động đều với vận tốc 5km/h 

B. Chất điểm chuyển động đều với vận tốc 5km 

C. Chất điểm đứng yên.

D. Chất điểm chuyển động từ điểm cách mốc 5km

Câu 17: Trục hoành Ot trong đồ thị quãng đường – thời gian dùng để

A. Biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp.

B. Biểu diễn thời gian theo một tỉ lệ xích thích hợp.

C. Biểu diễn tốc độ theo một tỉ lệ xích thích hợp.

D. Biểu diễn độ dời theo một tỉ lệ xích thích hợp.

Câu 18: Một vật chuyển động thẳng đều có đồ thị tọa độ theo thời gian như trên hình vẽ. Dựa vào đồ thị trên hãy cho biết vật chuyển động với vận tốc là bao nhiêu? 

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 10: Đồ thị quãng đường - Thời gian (có đáp án) - KNTT

A. 75m/s.

B. 50m/s 

C. 25m/s 

D. 150m/s


Post a Comment

Previous Post Next Post