TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. Khái niệm về thông tin giữa các tế bào
Là quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
Truyền tin tế bào có thể thực hiện giữa các tế bào của cùng một cơ thể, giữa các tế bào của cá thể cùng loài cũng như khác loài.
Ở sinh vật đa bào như thực vật, động vật và người, thông tin được truyền giữa các tế bào tạo cơ chế điều chỉnh, phối hợp hoạt động đảm bảo tỉnh thống nhất trong cơ thể.
Thông tin được truyền rất đa dạng, chủ yếu là tín hiệu hóa học. Tín hiệu có thể là amino acid, peptid ngắn, phân tử protein lớn, hormone hay thậm chí là chất khí như NO.
II. Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào
Bao gồm 3 giai đoạn: (1) tiếp nhận tín hiệu; (2) truyền tín hiệu; (3) đáp ứng tín hiệu nhận được.
Cùng một loại tín hiệu nhưng có thể gây nên những đáp ứng khác nhau ở các tế bào khác
nhau của cơ thể.
Các tế bào không chỉ có khả năng tiếp nhận thông tin để đưa ra đáp ứng mà chúng còn có khả năng điều chỉnh mức độ tiếp nhận thông tin cho phù hợp với nhu cầu của tế bào.
Khi sinh vật bị kích thích như con mèo phát hiện thấy con chuột, thông tin từ thị giác được truyền đến trung ương thần kinh và tác động đến tuyến trên thận, kích thích các tế bào của tuyến này sản xuất hormone adrenaline. Hormone này lại tác động đến các tế bào ở gan, tim, phổi, da,... và gây ra một loạt đáp ứng như tăng cường sản xuất glucose sinh năng lượng, tăng nhịp tim, tăng tuần hoàn máu, tăng hô hấp,... Kết quả là con mèo đuổi bắt con chuột