Bài 18. Nam châm

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

TÓM TẮT LÝ THUYẾT


I. Nam châm là gì?

Từ xa xưa, con người đã chú ý đến một số loại đá có tính chất hút được một số vật bằng sắt. Nếu buộc nó vào một sợi chỉ thì khi cân bằng nó luôn chỉ một hướng xác định, một đầu hòn đá chỉ hướng Bắc, một đầu chỉ hướng Nam. Các thuỷ thủ dùng những "viên đá dẫn dường” này, hay còn gọi là đá nam chàm, để định hướng trên biển. Sau này, khoa học công nghệ phát triển, con người đã nghiên cứu bản chất của nam châm và tạo ra nam châm có kích thước và hình dạng khác nhau: nam châm thẳng, nam châm hình chữ U, nam châm viên,.... Các vật có khả năng tự định hướng Bắc - Nam như trên được gọi là nam châm.


II. Tính chất từ của nam châm

* Hoạt động: 

Thực hiện các thí nghiệm để tìm hiểu các tính chất của nam châm.

Dụng cụ: một nam châm thẳng, một nam châm chữ U, một kim nam châm có thể quay quanh một trục, một số vật nhỏ làm bằng sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ (Hình 18.1)

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 18 ngắn nhất Kết nối tri thức

Tiến hành:

* Thí nghiệm 1:

Đưa thanh nam châm thẳng và nam châm hình chữ U lại gần các vật sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ (Hình 18.2).

a) Hai đầu nam châm hút vật liệu nào và không hút vật liệu nào?

b) Các vật liệu đặt ở đầu hay ở giữa của nam châm thì bị hút mạnh nhất?

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 18 ngắn nhất Kết nối tri thức

Thí nghiệm 2:

- Đặt một kim nam châm cân bằng trên một mũi nhọn (kim nam châm tự do) (Hình 18.3), quan sát hướng chỉ của hai đầu kim khi kim đã nằm cân bằng.

- Đẩy nhẹ cho kim quay một góc nhỏ rồi buông tay, quan sát hướng chỉ của kim nam châm khi đã nằm cân bằng.

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 18 ngắn nhất Kết nối tri thức

* Kết luận

Thí nghiệm 1:

a) Hai đầu nam châm hút vật liệu: sắt, thép, đồng, nhôm. Không hút vật liệu gỗ.

b) Các vật liệu đặt ở hai đầu của nam châm thì bị hút mạnh nhất.

Thí nghiệm 2:

- Kim nam châm chỉ hướng Bắc – Nam.

- Kim nam châm vẫn chỉ hướng Bắc – Nam.

=> Các tính chất rút ra từ các thí nghiệm gọi là tính chất từ của nam châm.


III. Tương tác giữa hai nam châm

* Hoạt động: 

Thí nghiệm:

Treo thanh nam châm thẳng bằng hai sợi chỉ lên thanh ngang của giá đỡ, để cho thanh nam châm nằm cân bằng. Đưa một cực của thanh nam châm khác lại gần một đầu thanh nam châm được treo. Sau đó đưa cực kia của nam châm lại gần thanh nam châm được treo.

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 18 ngắn nhất Kết nối tri thức

Hiện tượng xảy ra:

- Hiện tượng 2 thanh nam châm đẩy nhau khi đưa đầu thanh nam châm kí hiệu cực N lại gần đầu thanh nam châm kí kiệu đầu N được treo bằng sợi dây

- Hiện tượng 2 thanh nam châm hút nhau khi đưa đầu thanh nam châm kí hiệu cực  lại gần đầu thanh nam châm kí kiệu đầu N được treo bằng sợi dây

Kết luận: Các nam châm tương tác với nhau: các cực cùng tên của hai nam châm đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau

- Khi đưa hai thanh nam châm lại gần nhau:

+ Hai cực cùng tên đẩy nhau.

+ Hai cực khác tên hút nhau.


IV. Định hướng của một kim nam châm tự do

* Hoạt động: 

Thí nghiệm:

- Đặt một kim nam châm tự do tại vị trí gần một nam châm thẳng. Xác định hướng của kim nam châm

- Đẩy kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định rồi buông tay. Khi kim đã đứng yên, kim còn lại chỉ hướng lúc đầu nữa không? Làm lại thí nghiệm 2 lần và nhận xét.

- Làm lại thí nghiệm trên ở vị trí khác của kim nam câm

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 18 ngắn nhất Kết nối tri thức

* Hiện tượng sảy ra

- Đặt một kim nam châm tự do tại vị trí gần một nam châm thẳng. Ta thấy kim nam châm chỉ hướng Nam – Bắc.

- Đẩy kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định rồi buông tay. Khi kim đã đứng yên, kim vẫn chỉ hướng như lúc đầu.

Nhận xét: Kim nam châm đặt gần nam châm sẽ chịu tác dụng của nam châm làm cho kim nam châm nằm theo một hướng xác định.


CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 86 SGK KHTN 7 

Em đã bao giờ nhìn thấy hay có một vật gọi là “nam châm” chưa? Bằng cách nào có thể xác định được vật đó là nam châm?

Lời giải

- Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã từng nhìn thấy nam châm. Vì nam châm rất phổ biến trong đời sống và có nhiều hình dạng khác nhau.

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 18 | Soạn KHTN 7 Bài 18 ngắn nhất - Kết nối TT

- Muốn xác định vật đó có phải là nam châm hay không ta đưa lại gần vật bằng sắt. Nếu hút vật bằng sắt thì đó là nam châm.

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 18 | Soạn KHTN 7 Bài 18 ngắn nhất - Kết nối TT


II. Tính chất từ của nam châm

Trả lời câu hỏi trang 86, 87 SGK KHTN 7 

* Hoạt động: 

Hãy thực hiện các thí nghiệm dưới đây để tìm hiểu các tính chất của nam châm.

Dụng cụ: một nam châm thẳng, một nam châm chữ U, một kim nam châm có thể quay quanh một trục, một số vật nhỏ làm bằng sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ (Hình 18.1)

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 18 | Soạn KHTN 7 Bài 18 ngắn nhất - Kết nối TT

Tiến hành:

Thí nghiệm 1:

Đưa thanh nam châm thẳng và nam châm hình chữ U lại gần các vật sắt, thép, đồng, nhôm, gỗ (Hình 18.2).

a) Hai đầu nam châm hút vật liệu nào và không hút vật liệu nào?

b) Các vật liệu đặt ở đầu hay ở giữa của nam châm thì bị hút mạnh nhất?

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 18 | Soạn KHTN 7 Bài 18 ngắn nhất - Kết nối TT

Thí nghiệm 2:

- Đặt một kim nam châm cân bằng trên một mũi nhọn (kim nam châm tự do) (Hình 18.3), quan sát hướng chỉ của hai đầu kim khi kim đã nằm cân bằng.

- Đẩy nhẹ cho kim quay một góc nhỏ rồi buông tay, quan sát hướng chỉ của kim nam châm khi đã nằm cân bằng.

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 18 | Soạn KHTN 7 Bài 18 ngắn nhất - Kết nối TT

Lời giải

Thí nghiệm 1:

a) Hai đầu nam châm hút vật liệu: sắt, thép, đồng, nhôm. Không hút vật liệu gỗ.

b) Các vật liệu đặt ở hai đầu của nam châm thì bị hút mạnh nhất.

Thí nghiệm 2:

- Kim nam châm chỉ hướng Bắc – Nam.

- Kim nam châm vẫn chỉ hướng Bắc – Nam.

Trả lời câu hỏi trang 87 SGK KHTN 7 

* Câu hỏi và bài tập: 

Câu 1: Một đầu kim luôn chỉ hướng nào và đầu kia của kim luôn chỉ hướng nào (hướng Bắc hay hướng Nam)?

Câu 2: Từ các thí nghiệm trên có thể rút ra những tính chất gì của nam châm?

Câu 3: Dùng kim nam châm xác định các hướng Nam, Bắc, Đông, Tây ở trong phòng học.

Lời giải

Câu 1: 

- Khi kim nam châm đã nằm cân bằng, đầu sơn màu đỏ luôn chỉ theo hướng Bắc, đầu sơn màu xanh luôn chỉ theo hướng Nam.

Câu 2: 

Tính chất của nam châm rút ra từ các thí nghiệm trên:

- Nam châm là vật có từ tính (hút được các vật bằng sắt và một số hợp kim của sắt).

- Kim nam châm khi đặt cân bằng trên mũi nhọn luôn chỉ hướng Bắc – Nam.

Câu 3: Dùng kim nam châm xác định các hướng Nam, Bắc, Đông, Tây ở trong phòng học

Trả lời câu hỏi trang 87 SGK KHTN 7 

* Câu hỏi và bài tập: 

Làm thế nào để xác định được cực Bắc và cực Nam của một nam châm khi trên nam châm không đánh dấu cực?

Lời giải

Có thể xác định cực của nam châm bằng cách treo thanh nam châm bằng sợi chỉ tơ, khi thanh nam châm nằm yên, đầu nào chỉ về phía Bắc là cực Bắc, đầu kia là cực Nam.


III. Tương tác giữa hai nam châm

Trả lời câu hỏi trang 88 SGK KHTN 7 

* Hoạt động: 

Thí nghiệm:

Treo thanh nam châm thẳng bằng hai sợi chỉ lên thanh ngang của giá đỡ, để cho thanh nam châm nằm cân bằng. Đưa một cực của thanh nam châm khác lại gần một đầu thanh nam châm được treo (Hình 18.4). Sau đó đưa cực kia của nam châm lại gần thanh nam châm được treo. Mô tả hiện tượng xảy ra.

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 18 | Soạn KHTN 7 Bài 18 ngắn nhất - Kết nối TT

Lời giải

Hiện tượng xảy ra:

- Hiện tượng 2 thanh nam châm đẩy nhau khi đưa đầu thanh nam châm kí hiệu cực N lại gần đầu thanh nam châm kí kiệu đầu N được treo bằng sợi dây

- Hiện tượng 2 thanh nam châm hút nhau khi đưa đầu thanh nam châm kí hiệu cực  lại gần đầu thanh nam châm kí kiệu đầu N được treo bằng sợi dây

Kết luận: các nam châm tương tác với nhau: các cực cùng tên của hai nam châm đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau

Trả lời câu hỏi trang 88 SGK KHTN 7 

* Câu hỏi và bài tập: 

Qua thí nghiệm có thể rút ra kết luận gì về tương tác giữa hai nam châm?

Lời giải

Kết luận:

Khi đưa hai thanh nam châm lại gần nhau:

+ Hai cực cùng tên đẩy nhau.

+ Hai cực khác tên hút nhau.


IV. Định hướng của một kim nam châm tự do

Trả lời câu hỏi trang 88 SGK KHTN 7 

* Hoạt động: 

Thí nghiệm:

- Đặt một kim nam châm tự do tại vị trí gần một nam châm thẳng (Hình 18.5). Xác định hướng của kim nam châm

- Đẩy kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định rồi buông tay. Khi kim đã đứng yên, kim còn lại chỉ hướng lúc đầu nữa không? Làm lại thí nghiệm 2 lần và nhận xét.

- Làm lại thí nghiệm trên ở vị trí khác của kim nam

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 18 | Soạn KHTN 7 Bài 18 ngắn nhất - Kết nối TT

Lời giải

- Đặt một kim nam châm tự do tại vị trí gần một nam châm thẳng (Hình 18.5). Ta thấy kim nam châm chỉ hướng Nam – Bắc.

- Đẩy kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định rồi buông tay. Khi kim đã đứng yên, kim vẫn chỉ hướng như lúc đầu.

Trả lời câu hỏi trang 88 SGK KHTN 7 

* Câu hỏi và bài tập: 

Từ thí nghiệm trên rút ra nhận xét gì về tác dụng của một nam châm lên một kim nam châm?

Lời giải

Nhận xét: Kim nam châm đặt gần nam châm sẽ chịu tác dụng của nam châm làm cho kim nam châm nằm theo một hướng xác định.


BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA




SÁCH BÀI TẬP


Câu 1: Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất?

A. Ở phần giữa của thanh.

B. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm.

C. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm.

D. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.

Câu 2: Nam châm có thể hút vật nào sau đây?

A. Nhôm.

B. Đồng.

C. Gỗ.

D. Thép.

Câu 3: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau? 

A. Khi hai cực Bắc để gần nhau 

B. Khi để hai cực khác tên gần nhau. 

C. Khi hai cực Nam để gần nhau 

D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau

Câu 4: Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?

A. Dùng kéo.

B. Dùng nam châm.

C. Dùng kìm.

D. Dùng panh.

Câu 5: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm? 

A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm 

B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm 

C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm. 

D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm

Câu 6: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?

A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.

B. Khi để hai cực cùng tên gần nhau.

C. Khi hai cực Nam để gần nhau.

D. Khi để hai cực khác tên gần nhau.

Câu 7: Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì

A. Một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam.

B. Cả hai nửa đều mất từ tính.

C. Mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc - Nam.

D. Mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ đứt gäy cùng tên.

Câu 8: Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu gì?

A. Vật liệu bị hút.

B. Vật liệu có từ tính.

C. Vật liệu có điện tính.

D. Vật liệu bằng kim loại.

Câu 9: Trái Đất là một nam châm khổng lồ vì

A. Trái Đất hút mọi vật về phía nó.

B. kim của la bàn đặt trên mặt đất luôn chỉ theo hướng Bắc - Nam.

C. Trái Đất có Bắc cực và Nam cực.

D. ở Trái Đất có nhiều quặng sắt.

Câu 10: Chọn đáp án đúng về tương tác giữa hai nam châm.

A. Hai từ cực khác tên thì hút nhau.

B. Hai từ cực cùng tên đẩy nhau.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 11: Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây? 

A. Dùng kéo 

B. Dùng kìm 

C. Dùng nam châm. 

D. Dùng một viên bi còn tốt

Câu 12: Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ? 

A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó 

B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó 

C. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó 

D. Vì mỗi cực của thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất.

Câu 13: Nam châm vĩnh cửu có mấy cực?

A. 2 cực.

B. 3 cực.

C. 4 cực.

D. 1 cực.

Câu 14: Một nam châm có đặc tính nào dưới đây? 

A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ 

B. Khi bị nung nóng thì có thể hút các vụn sắt 

C. Có thể hút các vật bằng sắt. 

D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt

Câu 15: Để phân biệt hai cực của nam châm người ta sơn hai màu khác nhau là màu gì?

A. Màu vàng là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.

B. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu vàng là cực Bắc ghi chữ N.

C. Màu vàng là cực nam ghi chữ N, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ S.

D. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.

Câu 16: Hai thanh nam châm đẩy nhau khi nào? 

A. Khi hai cực Bắc để gần nhau 

B. Khi để hai cực khác tên gần nhau 

C. Khi hai cực Nam để gần nhau 

D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau.

Câu 17: Các vật có khả năng tự định hướng Bắc - Nam gọi là gì?

A. La bàn.

B. Nam châm.

C. Kim chỉ nam.

D. Vật liệu từ.

Câu 18: Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy làm hai nửa bằng nhau. Nhận định nào sau đây là đúng? 

A. Hai nửa đều mất hết từ tính 

B. Mỗi nửa tạo thành nam châm mới có hai cực từ cùng tên ở hai đầu 

C. Mỗi nửa tạo thành nam châm mới chỉ có một cực ở một đầu 

D. Mỗi nửa tạo thành nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu.


Post a Comment

Previous Post Next Post