A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. Các nhóm vi sinh vật
Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ bé, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. Dựa vào cấu tạo vi sinh vật được chia thành:
Đặc điểm chung của vi sinh vật:
- Phân bố ở khắp mọi nơi trên Trái Đất và trên cả cơ thể sinh vật khác.
- Có kích thước nhỏ, cấu tạo đơn giản
- Đa số là sinh vật nhân sơ
- Tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng nhanh
- Sinh trưởng, sinh sản nhanh và phân bố rộng
- Có thể chịu được mức nhiệt rất cao hoặc rất thấp
II. Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật
Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết từ chất vô cơ gọi là vi sinh vật tự dưỡng.
Vi sinh vật tổng hợp chất hữu cơ cần thiết từ các chất hữu cơ có sẵn trong thức ăn gọi là vi sinh vật dị dưỡng.
III. Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
1. Phương pháp quan sát
Được áp dụng khi nghiên cứu hình thái, kích thước và cấu tạo tế bào vi sinh vật.
Tuy nhiên do vi sinh vật rất nhỏ bé nên phải làm tiêu bản tế bào và đem soi dưới kính hiển vi.
Soi tươi: đơn giản, nhanh, dùng để quan sát trạng thái sống của vi khuẩn.
Nhuộm đơn: nhanh, hữu ích để kiểm tra sự hiện diện và đánh giá sơ bộ về vi khuẩn
Nhuộm Gram: ý nghĩa trong việc phân loại vi khuẩn
Để xác định chính xác từng đặc điểm của chúng, người ta dùng phương pháp phân tích hóa sinh/sinh học phân tử.
2. Phương pháp phân lập và nuôi cấy vi sinh vật
Phân lập, nuôi cấy vi sinh vật trên môi trường thạch, Khuẩn lạc là tập hợp các tế bào sinh ra từ một tế bào ban đầu trên môi trường thạch và có thể quan sát bằng mắt thường.
Các tế bào từ khuẩn lạc có thể được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp ở dạng lỏng để có thể nhân lên với số lượng lớn dùng cho các loại nghiên cứu khác nhau.