Bài 45: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT


1. Cấu trúc của hệ Mặt Trời

    - Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương hệ) là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời.

    - Trong hệ Mặt Trời, ngoài Mặt Trời còn có hai nhóm:

      + Nhóm gồm 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng.

      + Nhóm hai gồm các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 45: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà | Chân trời sáng tạo

     - Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau.

Ví dụ: 

                 Khoảng cách từ Thủy tinh đến Mặt Trời là 0,39 AU.

                 Khoảng cách từ Kim tinh đến Mặt Trời là 0,72 AU.

                 Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là 1,00 AU.

     - Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì khác nhau.

Ví dụ:

               Chu kì chuyển động quay quanh Mặt Trời của Thủy tinh là 87,96 ngày.

               Chu kì chuyển động quay quanh Mặt Trời của Kim tinh là 224,68 ngày.

               Chu kì chuyển động quay quanh Mặt Trời của Thủy tinh là 365,25 ngày.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 45: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà | Chân trời sáng tạo

2. Ánh sáng của các thiên thể

    - Mặt Trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 45: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà | Chân trời sáng tạo

     - Các hành tinh và sao chổi chỉ phản xạ ánh sáng mặt trời.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 45: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 45: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà | Chân trời sáng tạo


3. Hệ Mặt Trời trong Ngân Hà

     Hệ Mặt Trời chỉ là phần nhỏ của Ngân Hà, nằm ở rìa Ngân Hà và cách tâm một khoảng cỡ bán kính của nó.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 45: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà | Chân trời sáng tạo


CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA




BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA




SÁCH BÀI TẬP




Post a Comment

Previous Post Next Post