I. TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI TỚI MÔI TRƯỜNG QUA CÁC THỜI KÌ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI:
Thời kì | Hoạt động | Tác động lên | ||
Tích cực | Tiêu cực | Không ảnh hưởng | ||
Nguyên thủy | Hái lượm |
|
| x |
Săn bắt |
| x |
| |
Dùng lửa |
| x |
| |
Xã hội nông nghiệp | Trồng trọt | x | x |
|
Chăn thả gia súc | x | x |
| |
Khu dân cư |
| x |
| |
Hệ sinh thái nông nghiệp | x | x |
| |
Xã hội công nghiệp | Cơ giới hóa Giao thông vận tải |
| x |
|
Đô thị hóa |
| x |
| |
Sản xuất hóa chất Chiến tranh |
| x |
| |
Công nghiệp khai khoáng |
| x |
| |
Cải tạo môi trường | x |
|
|
II. TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI LÀM SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN:
- Nhiều hoạt động của con người gây hậu quả xấu đối với môi trường: làm mất các loài sinh vật, làm suy thoái các hệ sinh thái hoang dã, làm mất cân bằng sinh thái.
- Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá hủy thảm thực vật, từ đó gây ra xói mòn và thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lũ lụt, sóng thần…
III. VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG VIỆC BẢO VỆ VÀ CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN:
– Mỗi người đều phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sống của mình:
+ Hạn chế phát triển dân số quá nhanh.
+ Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.
+ Bảo vệ các loài sinh vật.
+ Phục hồi và trồng rừng mới.
+ Kiềm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
+ Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao.