Bài 55: Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)

I. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?

- Ô nhiễm môi trường: là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.

- Nguyên nhân:

+ Do hoạt động của con người gây ra là chủ yếu.

+ Do một số hoạt động của tự nhiên: núi lửa phun nhan thạch gây nhiều bụi bặm, thiên tai lũ lụt tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển…

II. CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM:

1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt:

Các khí thải độc hại cho cơ thể sinh vật: CO, CO2, SO2, NO2... và bụi do quá trình đốt cháy nhiên liệu từ các hoạt động: giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, đun nấu sinh hoạt...

2. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học:

– Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ trong đất, ao hồ nước ngọt, đại dương và phát tán trong không khí, bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.

– Con đường phát tán:

+ Hoá chất theo nước mưa => đất (tích tụ) => ô nhiễm mạch nước ngầm.

+ Hoá chất theo nước mưa => ao hồ, sông, biển (tích tụ) => một phần hòa vào nước, một phần bốc hơi vào không khí => phân tán đi khắp nơi trên mặt đất.

+ Hoá chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.

3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ:

Các chất phóng xạ từ chất thải của công trường khai thác, chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân.

4. Ô nhiễm do các chất thải rắn:

Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường: đồ nhựa, giấy vụn, cao su, rác thải, bông kim y tế...

5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:

– Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không được thu gom và xử lí: phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, rác thải từ bệnh viện...

– Sinh vật gây bệnh vào cơ thể người gây bệnh do ăn uống không giữ vệ sinh, vệ sinh môi trường kém...

III. HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:

- Hạn chế ô nhiễm không khí:

- Hạn chế ô nhiễm nguồn nước:

- Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật:

- Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn:


TÁC DỤNG
HẠN CHẾ

KẾT QUẢ

BIỆN PHÁP HẠN CHẾ

1. Ô nhiễm không khí

a, b, d, e, g, i, k, l, m, o

a. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.

b. Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải (năng lượng gió, mặt trời).

c. Tạo bể lắng và lọc nước thải.

d. Xây dựng nhà máy xử lý rác.

e. Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.

g. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh.

h. Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng…

i. Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây.

k. Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống.

l. Xây dựng nơi quản lý thật chặt chẽ các chất gây nguy hiểm cao.

m. Kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học.

n. Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn.

o. Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp… ở xa khu dân cư.

p. Hạn chế gây tiếng ồn của các phương tiện giao thông.

2. Ô nhiễm nguồn nước

c, d, e, g, i, k, l, m, o

3. Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất

g, k, l, n

4. Ô nhiễm do chất thải rắn

d, e, g, h, k, l

5. Ô nhiễm do chất phóng xạ

g, k, l

6. Ô nhiễm do các tác nhân sinh học

c, d, e, g, k, l, m, n

7. Ô nhiễm do hoạt động thiên tai, tự nhiên

g, k

8. Ô nhiễm tiếng ồn

g, i, k, o, p

HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:

– Hậu quả của ô nhiễm môi trường là làm ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra nhiều bệnh cho con người và động vật. Con người hoàn toàn có khả năng hạn chế ô nhiễm.

– Có nhiều biện pháp phòng chống ô nhiễm như:

+ Xử lý chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt.

+ Cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm.

+ Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, năng lượng mặt trời…

+ Xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu.

+ Cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm.

– Trách nhiệm của mỗi người là phải hành động để phòng chống ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường sống của chính mình và cho các thế hệ mai sau.

Năng lượng sạch

Post a Comment

Previous Post Next Post