I. ĐA DẠNG LOÀI VÀ PHONG PHÚ VỀ SỐ LƯỢNG CÁ THỂ:
- Những động vật thường gặp ở địa phương em:
+ Môi trường nước: cá diếc, cá mè, cá rô đồng, cua , tôm, ốc, hến, lươn…
+ Môi trường cạn: trâu, bò, chó, mèo, lợn, gà, thỏ, giun đất, dế mèn…
+ Môi trường trên không: ong, bướm, chim sẻ, chim sâu, diều hâu,…
- Một số nhóm động vật còn phong phú về số lượng cá thể.
- Một số động vật được con người thuần hóa thành vật nuôi. Từ khi được thuần dưỡng, chúng đã khác nhiều so với tổ tiên hoang dại và biến đổi thành nhiều loại, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của con người. Gà nuôi là một ví dụ : Tổ tiên là loài gà rừng nhỏ nhắn còn đang sống ở vùng nhiệt đới. Nhưng gà nuôi đã biến đổi rất nhiều về màu lông, về kích thước, về chiều cao,… khác xa với tổ tiên của chúng.
II. ĐA DẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG SỐNG:
- Vùng nhiệt đới có sự đa dạng và phong phú của các loài động vật là lớn nhất. Do vùng nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm, lượng thức ăn dồi dào tạo điều kiện thích hợp cho sự phát triển các loài động vật.
- Các vùng có khí hậu khắc nghiệt như sa mạc khô nóng hay vùng băng giá quanh năm thì có ít loài động vật sinh sống.
- Động vật sống trong môi trường ở vùng nhiệt đới:
+ Dưới nước có ốc, tôm, cua, cá, ốc, sứa, mực…
+ Trên cạn có báo, hổ, hươu, nai, khỉ, sóc, chuột…
+ Trên không có chim, ong, bướm, quạ…