Bài 12. Sóng âm

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

TÓM TẮT LÝ THUYẾT


I. Dao động và sóng


1. Dao động

- Các chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng được gọi là đao động.

Ví dụ:

- Một lò xo được cố định một đầu được treo thẳng đứng, gắn một quả nặng vào đầu kia của lò xo thấy lò xo di chuyển lên xuống.

- Chuyển động của con lắc trong đồng hồ quả lắc.

- Dao động khi em bé chơi xích đu.


2. Sóng

- Sóng là sự lan truyền dao động trong môi trường.

Ví dụ: Trên mặt nước cánh bèo hay chiếc phao chỉ dao động tại chỗ khi sóng truyền qua,; ngoài không gian vũ trụ các phi hành gia phải liên lạc với nhau bằng bộ đàm hoặc kí hiệu


II. Nguồn âm

Nguồn âm là nguồn phát ra âm, các nguồn âm đều đao động

Ví dụ:

- Khi gảy đàn, tai ta nghe được âm thanh do dây đàn phát ra, chứng tỏ âm thanh từ dây đàn đã truyền qua không khí tới tai chúng ta.

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 12 ngắn nhất Kết nối tri thức

- Khi gõ vào âm thoa, tai ta nghe được âm thanh do âm thoa phát ra, chứng tỏ âm thanh từ âm thoa đã truyền qua không khí tới tai chúng ta.

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 12 ngắn nhất Kết nối tri thức


III. Sóng âm

Sóng âm là sự lan truyền dao động của nguồn âm trong môi trường.

Ví dụ: Khi đánh trống, mặt trống dao động làm cho lớp không khí tiếp xúc với nó dao động. Lớp không khí dao động này lại làm cho lớp không khí kế tiếp dao động. Cứ thế các dao động của nguồn âm được không khí truyền tới tai ta, làm cho màng nhĩ dao động. Do đó ta nghe thấy âm phát ra từ nguồn âm.


IV. Các môi trường truyền âm

Môi trường truyền âm được sóng âm gọi là môi trường truyền âm.

Ví dụ:

Trong Hình 12.6, khi bạn A úp cốc vào tai thì nghe được tiếng bạn B nói, nhưng nếu bạn A đưa cốc ra xa tai thì không nghe được tiếng bạn B nói. Hiện tượng này chứng tỏ âm thanh được truyền qua sợi dây giúp bạn A nghe được tiếng bạn B nói.

- Nhận xét: Âm thanh truyền qua môi trường chất rắn.

Tóm tắt Lý thuyết KHTN 7 Bài 12 ngắn nhất Kết nối tri thức


CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 60 SGK KHTN 7 

Trong lịch sử, khi phương tiện truyền thông còn chưa phát triển, để phát hiện quân địch đang di chuyển bằng ngựa, người ta lại áp tai xuống đất và có thể nghe được tiếng vó ngựa cách xa vài kilômét. Tại sao? 

Lời giải

Vì âm có thể truyền trong chất rắn (mặt đất) và vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất khí nên khi áp tai xuống đất ta có thể nghe được tiếng vó ngựa cách xa vài kilômét mà tai đặt trong không khí có thể không nghe được.


I. Dao động và sóng

Trả lời câu hỏi trang 60 SGK KHTN 7 

* Câu hỏi và bài tập

Tìm thêm ví dụ về dao động. 

Lời giải

Ví dụ về dao động:

- Một lò xo được cố định một đầu được treo thẳng đứng, gắn một quả nặng vào đầu kia của lò xo thấy lò xo di chuyển lên xuống.

- Chuyển động của con lắc trong đồng hồ quả lắc.

- Dao động khi em bé chơi xích đu.

Trả lời câu hỏi trang 61 SGK KHTN 7 

* Câu hỏi và bài tập

Hãy tìm thêm ví dụ về sự truyền dao động tạo thành sóng. 

Lời giải

Ví dụ: Trên mặt nước cánh bèo hay chiếc phao chỉ dao động tại chỗ khi sóng truyền qua,; ngoài không gian vũ trụ các phi hành gia phải liên lạc với nhau bằng bộ đàm hoặc kí hiệu


II. Nguồn âm

* Hoạt động

Hãy thực hiện thí nghiệm đơn giản sau: gảy đàn (Hình 12.4b), gõ vào âm thoa (Hình 12.4d) để chứng tỏ âm truyền được trong không khí. 

Lời giải

- Khi gảy đàn, tai ta nghe được âm thanh do dây đàn phát ra, chứng tỏ âm thanh từ dây đàn đã truyền qua không khí tới tai chúng ta.

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 12 | Soạn KHTN 7 Bài 12 ngắn nhất - Kết nối TT

- Khi gõ vào âm thoa, tai ta nghe được âm thanh do âm thoa phát ra, chứng tỏ âm thanh từ âm thoa đã truyền qua không khí tới tai chúng ta.

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 12 | Soạn KHTN 7 Bài 12 ngắn nhất - Kết nối TT

* Câu hỏi và bài tập

Tìm thêm ví dụ về vật dao động phát ra âm thanh. 

Lời giải

Ví dụ về vật dao động phát ra âm thanh:

- Âm thanh phát ra từ màng loa

- Âm thanh phát ra từ tiếng chuông nhà chùa

- Âm thanh phát ra từ dây đàn khi đánh đàn ghi-ta.


III. Sóng âm

Trả lời câu hỏi trang 62 SGK KHTN 7 

* Câu hỏi và bài tập

Tìm thêm ví dụ cho thấy sóng âm truyền từ nguồn âm theo mọi phương ra môi trường xung quanh. 

Lời giải

Khi đánh trống, mặt trống dao động làm cho lớp không khí tiếp xúc với nó dao động. Lớp không khí dao động này lại làm cho lớp không khí kế tiếp dao động. Cứ thế các dao động của nguồn âm được không khí truyền tới tai ta, làm cho màng nhĩ dao động. Do đó ta nghe thấy âm phát ra từ nguồn âm.


IV. Các môi trường truyền âm

* Câu hỏi và bài tập

Trong Hình 12.6, khi bạn A úp cốc vào tai thì nghe được tiếng bạn B nói, nhưng nếu bạn A đưa cốc ra xa tai thì không nghe được tiếng bạn B nói. Hiện tượng này chứng tỏ điều gì; có thể rút ra nhận xét gì về môi trường truyền âm? 

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 12 | Soạn KHTN 7 Bài 12 ngắn nhất - Kết nối TT

Lời giải

- Hiện tượng này chứng tỏ âm thanh được truyền qua sợi dây giúp bạn A nghe được tiếng bạn B nói.

- Nhận xét: Âm thanh truyền qua môi trường chất rắn.

* Hoạt động

Trong thí nghiệm mô tả ở hình 12.7 khi nhúng hộp đựng đồng hồ báo thức đang kêu vào nước thì có còn nghe tiếng chuông báo thức không? Làm thí nghiệm kiểm tra để chứng tỏ âm truyền được trong chất lỏng.

Trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 12 | Soạn KHTN 7 Bài 12 ngắn nhất - Kết nối TT

Lời giải

- Trong thí nghiệm mô tả ở hình 12.7 khi nhúng hộp đựng đồng hồ báo thức đang kêu vào nước thì ta vẫn còn nghe được tiếng chuông báo thức.

- Học sinh tự làm thí nghiệm kiểm chứng.

* Câu hỏi và bài tập

Trả lời câu hỏi trang 63 SGK KHTN 7 

Câu 1: Tìm thêm ví dụ về âm truyền trong chất khí, chất rắn và chất lỏng.

Lời giải

Ví dụ:

- Áp tai xuống đất có nghe thấy tiếng bước chân => truyền qua chất rắn.

- Con người nói chuyện với nhau => truyền qua chất khí

- Khi lặn dưới nước ta vẫn nghe được tiếng của bọt nước quanh ta => truyền qua chất lỏng.

Câu 2: Hãy trả lời câu hỏi nêu ra ở phần mở đầu của bài học.

Lời giải

- Tiếng vó ngựa: Âm phát ra do bước chân ngựa chạm đất.

- Xem đất là vật rắn, do đó đất là môi trường truyền âm tốt hơn không khí, nhờ đó khi áp tai xuống đất ta có thể nghe rõ tiếng vó ngựa ở khoảng cách xa mà tai đặt trong không khí có thể không nghe rõ.


BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA




SÁCH BÀI TẬP


Câu 1: Sóng âm là

A. Chuyển động của các vật phát ra âm thanh.

B. Các vật dao động phát ra âm thanh.

C. Các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường.

D. Sự chuyển động của âm thanh.

Câu 2: Một sóng âm truyền trong không khí với tốc độ 340 m/s và bước sóng 34 cm. Tần số của sóng âm này là 

A. 500 Hz. 

B. 2000 Hz. 

C. 1000 Hz. 

D. 1500 Hz

Câu 3: Âm thanh không thể truyền trong

A. Chất lỏng.

B. Chất rắn.

C. Chất khí.

D. Chân không.

Câu 4: Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được sóng cơ học nào sau đây? 

A. Sóng cơ học có tần số 10Hz. 

B. Sóng cơ học có tần số 30kHz. 

C. Sóng cơ học có chu kỳ 2,0μs. 

D. Sóng cơ học có chu kỳ 2,0ms.

Câu 5: Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây?

A. Khi kéo căng vật.

B. Khi uốn cong vật.

C. Khi nén vật.

D. Khi làm vật dao động.

Câu 6: Âm thanh không truyền được trong chân không vì

A. Chân không không có trọng lượng.

B. Chân không không có vật chất.

C. Chân không là môi trường trong suốt.

D. Chân không không đặt được nguồn âm.

Câu 7: Tai con người có thể nghe được những âm có mức cường độ âm trong khoảng nào? 

A. Từ 0 dB đến 1000 dB. 

B. Từ 10 dB đến 100 dB. 

C. Từ -10 dB đến 100dB. 

D. Từ 0 dB đến 130 dB.

Câu 8: Sóng âm không truyền được trong môi trường

A. Chất rắn.

B. Chất lỏng.

C. Chất khí.

D. Chân không.

Câu 9: Tốc độ âm trong môi trường nào sau đây là lớn nhất? 

A. Môi trường không khí loãng. 

B. Môi trường không khí. 

C. Môi trường nước nguyên chất. 

D. Môi trường chất rắn.

Câu 10: Một người nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm 5 s. Cho rằng thời gian ánh sáng truyền từ chỗ phát ra tiếng sấm đến mắt ta là không đáng kể và tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Người đó đứng cách nơi phát ra tiếng sắm một khoảng là?

A. 1,7 km.

B. 68 km.

C. 850 m.

D. 68 m.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng? 

A. Sóng âm là sóng cơ học có tần số nằm trong khoảng từ 16Hz đến 20kHz. 

B. Sóng hạ âm là sóng cơ học có tần số nhỏ hơn 16Hz. 

C. Sóng siêu âm là sóng cơ học có tần số lớn hơn 20kHz. 

D. Sóng âm thanh bao gồm cả sóng âm, hạ âm và siêu âm.

Câu 12: Nguồn âm là

A. Các vật dao động phát ra âm.

B. Các vật chuyển động phát ra âm.

C. Vật có dòng điện chạy qua.

D. Vật phát ra năng lượng nhiệt.

Câu 13: Cảm giác về âm phụ thuộc những yếu tố nào? 

A. Nguồn âm và môi trường truyền âm. 

B. Nguồn âm và tai người nghe.

C. Môi trường truyền âm và tai người nghe. 

D. Tai người nghe và giây thần kinh thị giác. 

Câu 14: Tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động ngược pha nhau là 0,85m. Tần số của âm là 

A. f = 85 Hz. 

B. f = 170 Hz. 

C. f = 200 Hz. 

D. f = 255 Hz.

Câu 15: Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào của âm? 

A. Độ đàn hồi của nguồn âm. 

B. Biên độ dao động của nguồn âm. 

C. Tần số của nguồn âm. 

D. Đồ thị dao động của nguồn âm.

Câu 16: Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó?

A. Tay bác bảo vệ gõ trống.

B. Dùi trống.

C. Mặt trống.

D. Không khí xung quanh trống.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là không đúng? 

A. Nhạc âm là do nhiều nhạc cụ phát ra.

B. Tạp âm là các âm có tần số không xác định. 

C. Độ cao của âm là một đặc tính của âm. 

D. Âm sắc là một đặc tính của âm.  


Post a Comment

Previous Post Next Post