KHTN6-CTST | Bài 17. Tế bào

MỤC TIÊU

- Nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào.
- Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào.
- Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần chính của tế bào.
- Phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực; tế bào động vật và tế bào thực vật. Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh.
- Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống.
- Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sự lớn lên và sinh sản của tế bào và nêu được ý nghĩa của quá trình đó.

TÓM TẮT KIẾN THỨC

💡 Mở đầu
Mỗi viên gạch trong một ngôi nhà, mỗi căn hộ trong một toà chung cư, mỗi khoang nhỏ trong một tổ ong đều là những đơn vị cơ sở trong một hệ thống lớn. Vậy trong cơ thể sống, đơn vị cơ sở đó là gì?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẾ BÀO

1.1. Tìm hiểu tế bào là gì?

Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Tế bào có thể thực hiện các chức năng của cơ thể sống như: trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản.

👨‍👩‍👧‍👦 Thảo luận
1. Quan sát hình 17.1, em hãy cho biết đơn vị cấu trúc nên cơ thể sinh vật là gì?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Đơn vị cấu trúc nên cơ thể sinh vật là tế bào.

1.2. Tìm hiểu kích thước và hình dạng của tế bào

- Trong cơ thể sinh vật, tế bào có hình dạng và kích thước đa dạng, phù hợp với chức năng mà chúng đảm nhận.
- Ví dụ: Tế bào biểu bì có chức năng bảo vệ; tế bào mạch dẫn có chức năng dẫn truyền nước, muối khoáng và chất dinh dưỡng; tế bào cơ có chức năng vận động, ...

(*) 1 μm = 1/1000 mm

👨‍👩‍👧‍👦 Thảo luận
2. Quan sát hình 17.2, hãy cho biết kích thước của tế bào. Chúng ta có thể quan sát tế bào bằng những cách nào? Lấy ví dụ.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Tế bào có kích thước đa dạng, khoảng kích thước tế bào giới hạn từ đơn vị μm (micrometer, tế bào vi khuẩn) đến đơn vị mm (millimeter, tế bào trứng).
- Có thể quan sát tế bào bằng kính hiển vi, kính lúp, mắt thường tuỳ vào kích thước của tế bào.
- Ví dụ: tế bào vi khuẩn phải quan sát dưới kính hiển vi, tế bào trứng cá có thể quan sát bằng kính lúp và mắt thường.

👨‍👩‍👧‍👦 Thảo luận
3. Hãy cho biết một số hình dạng của các tế bào trong hình 17.3.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Mỗi loại tế bào trong cơ thể có hình dạng khác nhau: hình đĩa (tế bào hồng cầu), hình sao (tế bào thần kinh), hình trụ (tế bào biểu mô), hình sợi (tế bào cơ),...

📝 Củng cố
Sự khác nhau về kích thước và hình dạng của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Mỗi loại tế bào đảm nhận chức năng khác nhau trong cơ thể. Sự khác nhau về hình dạng và kích thước của tế bào thể hiện sự phù hợp với chức năng mà tế bào đảm nhận.

1.3. Tìm hiểu các thành phần chính của tế bào

- Mọi tế bào đều có cấu tạo gồm ba thành phần chính là màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào (vật chất di truyền có màng nhân bao bọc) hoặc vùng nhân (vật chất di truyền không có màng nhân bao bọc).
+ Màng tế bào bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào.
+ Chất tế bào là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
+ Nhân tế bào (hoặc vùng nhân) điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
- Ở tế bào thực vật, lục lạp là bào quan chứa sắc tố có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng để quang hợp.

➲ Quan sát hình 17.4, 17.5 và trả lời câu hỏi từ 4 đến 7.
👨‍👩‍👧‍👦 Thảo luận
4. Nhận biết các thành phần có ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

1) màng tế bào
(2) chất tế bào
(3) vùng nhân (tế bào nhân sơ) hoặc nhân (tế bào nhân thực).

👨‍👩‍👧‍👦 Thảo luận
5. Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Thành phần cấu tạo

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

Màng tế bào

+

+

Chất tế bào

+

+

Màng nhân

-

+


👨‍👩‍👧‍👦 Thảo luận
6. Thành phần nào có trong tế bào thực vật mà không có trong tế bào động vật?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Tế bào thực vật có lục lạp, tế bào động vật không có.

👨‍👩‍👧‍👦 Thảo luận
7. Xác định chức năng các thành phần của tế bào bằng cách ghép mỗi thành phần cấu tạo ở cột A với một chức năng ở cột B.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

1.b; 2.c; 3.a

📝 Củng cố
Tại sao thực vật có khả năng quang hợp?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Tế bào thực vật có chứa lục lạp, lục lạp có khả năng quang hợp tổng hợp các chất cho tế bào.

✍️ Ghi nhớ
• Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.
• Tế bào có kích thước nhỏ, phần lớn không quan sát được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi.
• Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu (tế bào trứng); hình đĩa (tế bào hồng cầu); hình sợi (tế bào sợi nấm); hình sao (tế bào thần kinh); hình trụ (tế bào mạch dẫn lá); hình thoi (tế bào cơ trơn); hình nhiều cạnh (tế bào biểu bì), ...
• Tế bào được cấu tạo từ ba thành phần chính là màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào (ở tế bào nhân thực) hoặc vùng nhân (ở tế bào nhân sơ). Các thành phần này thực hiện các chức năng khác nhau.
• Tế bào động vật và thực vật đều là tế bào nhân thực.
• Tế bào thực vật có bào quan lục lạp thực hiện chức năng quang hợp.

2. SỰ LỚN LÊN VÀ SINH SẢN CỦA TẾ BÀO

2.1.Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào

2.2. Tìm hiểu sự sinh sản của tế bào

👨‍👩‍👧‍👦 Thảo luận
8. Quan sát hình 17.6a, 17.6b, cho biết dấu hiệu nào cho thấy sự lớn lên của tế bào?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Tế bào tăng lên về kích thước các thành phần tế bào (màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào).

👨‍👩‍👧‍👦 Thảo luận
9. Quan sát hình 17.7a, 17.7b, hãy chỉ ra dấu hiệu cho thấy sự sinh sản của tế bào.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Nhân tế bào và chất tế bào phân chia. Ở tế bào thực vật hình thành vách ngăn tạo hai tế bào mới không tách rời nhau. Ở tế bào động vật, hình thành eo thắt tạo thành hai tế bào mới tách rời nhau.

👨‍👩‍👧‍👦 Thảo luận
10. Hãy tính số tế bào con được tạo ra ở lần sinh sản thứ 1 II, III của tế bào trong sơ đồ hình 17.8. Từ đó, xác định số tế bào con được tạo ra ở lần sinh sản thứ n.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ I: 1 x 2 = 2 = 21 tế bào;
- Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ II: 1 x 2 x 2 = 4 = 22 tế bào;
- Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ III: 1 x 2 x 2 x 2 = 8 = 23 tế bào;
- Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ n: 1 x 2 x 2 x 2 x ... x n = 2n tế bào.

👨‍👩‍👧‍👦 Thảo luận
11. Em bé 1 tuổi có thể nặng 10 kg, khi trưởng thành có thể nặng 50 kg, theo em, sự thay đổi này do đâu?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Sự tăng lên về khối lượng và kích thước cơ thể là do sự lớn lên và phân chia của tế bào.

📝 Củng cố
Quan sát hình 17.8, 17.9 hãy cho biết sự phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Sự phân chia của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên và sinh sản của sinh vật.

♻️ Vận dụng
Vì sao khi thằn lằn bị đứt đuôi, đuôi của nó có thể được tái sinh?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Do các tế bào có khả năng sinh sản để thay thế các tế bào đã mất.

✍️ Ghi nhớ
• Tế bào thực hiện trao đổi chất để lớn lên, khi đạt kích thước nhất định một số tế bào thực hiện phân chia tạo ra các tế bào con (gọi là sự sinh sản của tế bào).
Sự lớn lên và sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật; giúp thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc tế bào chết ở sinh vật.
Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị chức năng của mọi cơ thể sống.

BÀI TẬP

✍️ Bài tập
1. Quan sát cấu tạo tế bào thực vật trong hình bên và trả lời các câu hỏi sau:
a) Thành phần nào là màng tế bào?
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)
b) Thành phần nào có chức năng điều khiển hoạt động của tế bào?
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) Đáp án A.
b) Đáp án C.

✍️ Bài tập
2. Vẽ và chú thích các thành phần chính của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
✍️ Bài tập
3. Sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Sự sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên và sinh sản của sinh vật.

SÁCH HỌC SINH (bản in thử)

Post a Comment

Previous Post Next Post