Bài 3. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

{tocify} $title = {MỤC LỤC BÀI HỌC}

TÓM TẮT LÝ THUYẾT


Yêu cầu cần đạt

- Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống. 

- Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống. 

- Dựa vào sơ đồ, phân biệt được cấp độ tổ chức sống. 

- Giải thích mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.

Phân biệt cấp độ tổ chức và cấp độ tổ chức sống. Nêu các cấp độ tổ chức của thế giới sống. Theo em, cấp độ tổ chức nào có đầy đủ các biểu hiện của sự sống.


I. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống


1. Khái niệm các cấp độ tổ chức sống

Cấp độ tổ chức sống là các cấp độ tổ chức biểu hiện các đặc trưng của sự sống, tạo nên tập hợp các vật sống. Các cấp độ tổ chức trong thế giới sống gồm: nguyên tử, phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.

Cấp độ tổ chức có thể tạo nên tập hợp các vật sống hoặc tập hợp các vật không sống.


2. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 3 ngắn nhất Chân trời sáng tạo

a) Các cấp độ tổ chức của thế giới sống gồm: Nguyên tử, phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ thể, cơ quan, hệ cơ quan, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.

b) Cấp độ tổ chức có đầy đủ các biểu hiện của sự sống là phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.

Trong sự hình thành thế giới sống, các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:

 + Về cấu trúc, các cấp độ tổ chức sống cấp thấp làm nền tảng để hình thành nên các cấp độ cao hơn

+ Về chức năng, các cấp độ tổ chức hoạt động luôn thống nhất với nhau để duy trì các hoạt động sống.


II. Đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức của thế giới sống


1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

Nguyên tắc thứ bậc nghĩa là tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên.

Da người là một ví dụ về cấp độ tổ chức sống

Sự hình thành cấp độ: Từ các phân tử tạo thành các bào quan có trong tế bào da -> Các tế bào da liên kết với nhau tạo thành mô da -> các cơ da liên kết với nhau tạo thành lớp da bao bọc cơ thể.


2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh


Thông qua hoạt động hô hấp, con người vừa thải CO2 ra ngoài môi trường, vừa lấy khí O2 từ không khí vào cơ thể để thực hiện các phản ứng sinh hóa trong cơ thể.

 => Con người cung cấp CO2 cho chu trình Carbon trong hệ sinh thái, đồng thời hấp thu một phần O2 của môi trường.

- Ở mức cơ thể: Khi nhiệt độ thấp, cơ thể chuyển hóa các chất chậm lại, tăng hô hấp để tăng nhiệt lượng nhằm giữ ẩm cơ thể.

- Ở mức quần thể: Khi dinh dưỡng từ môi trường bắt đầu giảm, số lượng tế bào vi sinh vật chết tăng lên quần thể vi sinh vật bước vào pha suy vong do không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cung cấp.

- Ở mức quần xã: Khi lượng chuột trên đồng tăng, dẫn đến số lượng rắn cũng tăng theo, làm số chuột quay lại mức cân bằng.


3. Thế giới sống liên tục tiến hóa

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 Bài 3 ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Sự tiến hóa tạo ra một thế giới sống đa dạng, phong phú. Sự tiến hóa của thế giới diễn ra thường xuyên và liên tục trong một thời gian dài, tạo ra nhiều loài sinh vật mới có chung tổ tiên.

Những đặc điểm khác biệt giữa các loài sinh vật là do môi trường sống thường xuyên có những biến đổi, qua đó quá trình chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ những sinh vật kém thích nghi còn những sinh vật biết tự thích nghi để tồn tại trong những môi trường sống khác nhau sẽ được giữ lại. Ngoài ra còn có các cơ chế phát sinh biến dị (đột biến gene, đột biến nhiễm sắc thể) luôn diễn ra, tạo sự đa dạng về mặt di truyền.


CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA


Câu hỏi trang 16 SGK Sinh học 10

Mở đầu

Trong một tiết học về sự sống, một bạn nói rằng: "Một chiếc xe và một con sư tử đều có quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng, có khả năng di chuyển nên cả hai đều được gọi là vật sống". Em có đồng ý với ý kiến đó không? Em sẽ chứng minh cho ý kiến của mình như thế nào?

Lời giải: 

Vật sống là là những vật có khả năng trao đổi với môi trường để lấy các chất cần thiết cho hoạt động sống (sinh trưởng và sinh sản) và loại bỏ các chất thải. Chiếc xe và con sư tử đều có quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng, có khả năng di chuyển, nhưng việc trao đổi và di chuyển của xe đều phụ thuộc vào con người, và xe không có khả năng tự phát triển, tự sinh sản. Em không đồng ý với ý kiến cả xe và con sư tử đều là vật sống. (sư tử là vật sống, chiếc xe không phải vật sống)


I. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống


1. Khái niệm các cấp độ tổ chức sống

Câu 1: Phân biệt cấp độ tổ chức và cấp độ tổ chức sống.

Lời giải: 

Cấp độ tổ chức sống là các cấp độ tổ chức biểu hiện các đặc trưng của sự sống, tạo nên tập hợp các vật sống. Các cấp độ tổ chức trong thế giới sống gồm: nguyên tử, phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.

Cấp độ tổ chức có thể tạo nên tập hợp các vật sống hoặc tập hợp các vật không sống.


2. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Câu 2: Quan sát Hình 3.1, hãy:

a) Kể tên các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

b) Cho biết cấp độ tổ chức nào có đầy đủ các biểu hiện của sự sống.

Câu 3: Tại sao tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất?

[Sách mới] Soạn Sinh 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống - Chân trời sáng tạo

Lời giải: 

Câu 2:

a) Các cấp độ tổ chức của thế giới sống gồm: nguyên tử, phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ thể, cơ quan, hệ cơ quan, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.

b) Cấp độ tổ chức có đầy đủ các biểu hiện của sự sống là phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.

Câu 3: Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của tất cả cơ thể sống và sự sống chỉ thể hiện khi xuất hiện tổ chức tế bào vì vậy tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất. Các đại phân tử trong tế bào chỉ thể hiện chức năng sống khi tương tác với nhau trong tổ chức tế bào.

Câu hỏi trang 17 SGK Sinh học 10

Câu 4: Các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ với nhau như thế nào? 

Lời giải:

Trong sự hình thành thế giới sống, các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:

 + Về cấu trúc, các cấp độ tổ chức sống cấp thấp làm nền tảng để hình thành nên các cấp độ cao hơn

+ Về chức năng, các cấp độ tổ chức hoạt động luôn thống nhất với nhau để duy trì các hoạt động sống.

Luyện tập

Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống là gì?

Lời giải:

Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức giúp chúng ta hiểu được mối quan hệ chặt chẽ, các cấp độ tổ chức nhỏ hơn sẽ làm nền tảng để hình thành cấp độ tổ chức cao hơn, các thức hoạt động và sự tương tác lẫn nhau của các cấp độ.


II. Đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức của thế giới sống


1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

Câu 5: Thế nào là nguyên tắc thứ bậc?

Câu 6: Nêu ví dụ một cấp độ tổ chức sống. Hãy giải thích sự hình thành cấp độ tổ chức đó theo nguyên tắc thứ bậc.

Lời giải:

Câu 5: Nguyên tắc thứ bậc nghĩa là tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên.

Câu 6: Da người là một ví dụ về cấp độ tổ chức sống

Sự hình thành cấp độ: Từ các phân tử tạo thành các bào quan có trong tế bào da -> Các tế bào da liên kết với nhau tạo thành mô da -> các cơ da liên kết với nhau tạo thành lớp da bao bọc cơ thể.


2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh

Câu 7: Nêu ví dụ về quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. Thông qua quá trình đó, sinh vật đã làm biến đổi môi trường như thế nào?

Câu 8: Nêu ví dụ về cơ chế tự điều chỉnh ở các cấp độ: cơ thể, quần thế, quần xã.

Lời giải:

Câu 7:

Thông qua hoạt động hô hấp, con người vừa thải CO2 ra ngoài môi trường, vừa lấy khí O2 từ không khí vào cơ thể để thực hiện các phản ứng sinh hóa trong cơ thể.

 => Con người cung cấp CO2 cho chu trình Carbon trong hệ sinh thái, đồng thời hấp thu một phần O2 của môi trường.

Câu 8:

- Ở mức cơ thể: Khi nhiệt độ thấp, cơ thể chuyển hóa các chất chậm lại, tăng hô hấp để tăng nhiệt lượng nhằm giữ ẩm cơ thể.

- Ở mức quần thể: Khi dinh dưỡng từ môi trường bắt đầu giảm, số lượng tế bào vi sinh vật chết tăng lên quần thể vi sinh vật bước vào pha suy vong do không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cung cấp.

- Ở mức quần xã: Khi lượng chuột trên đồng tăng, dẫn đến số lượng rắn cũng tăng theo, làm số chuột quay lại mức cân bằng.


3. Thế giới sống liên tục tiến hóa

Câu hỏi trang 18 SGK Sinh học 10

Câu 9: Quan sát Hình 3.2, em có nhận xét gì về sự tiến hoá của thế giới sống?

Câu 10: Những đặc điểm khác biệt giữa các loài sinh vật là do đầu?

[Sách mới] Soạn Sinh 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống - Chân trời sáng tạo

Lời giải:

Câu 9: 

Sự tiến hóa tạo ra một thế giới sống đa dạng, phong phú. Sự tiến hóa của thế giới diễn ra thường xuyên và liên tục trong một thời gian dài, tạo ra nhiều loài sinh vật mới có chung tổ tiên.

Câu 10: Những đặc điểm khác biệt giữa các loài sinh vật là do môi trường sống thường xuyên có những biến đổi, qua đó quá trình chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ những sinh vật kém thích nghi còn những sinh vật biết tự thích nghi để tồn tại trong những môi trường sống khác nhau sẽ được giữ lại. Ngoài ra còn có các cơ chế phát sinh biến dị (đột biến gene, đột biến nhiễm sắc thể) luôn diễn ra, tạo sự đa dạng về mặt di truyền.

Luyện tập

Sự phát sinh các biến dị có vai trò gì trong sự tiến hoá của thế giới sống?

Lời giải:

   Sự phát sinh các biến dị có vai trò rất quan trọng trong tiến hóa:

+ Là cơ sở cho tiến hóa

+ Tạo nên các đa dạng di truyền

+ Tạo các biến dị có đặc điểm thích nghi mới, có các đặc điểm tốt hoặc vượt trội so với đời bố mẹ

+ Là cơ sở tạo nên các loài mới.

Vận dụng

Chứng minh rằng thế giới sống vừa có tính đa dạng vừa có tính thống nhất một cách rõ rệt. Cho ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

Thế giới sống có tính đa dạng được thể hiện ở số lượng loài đa dạng, phong phú có đặc trưng riêng về kích thước, hình dạng, khả năng thích ứng,… tạo nên từng quần thể riêng có sự khác nhau về ổ sinh thái, khí hậu,… từ đó tạo ra các quần xã và hệ sinh thái phong phú.

Thế giới sống có rất nhiều loài tạo nên các quần thể, quần xã khác nhau; nhưng đều có chung tổ tiên luôn tương tác, tác động lẫn nhau, và đều được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử, tế bào. Loài nào có đặc điểm tương đồng nhau sẽ được xếp vào các hệ thống phân loại.

Ví dụ: Sự đa dạng của lớp Côn trùng: trong lớp Côn trùng có rất loài như kiến, rận, cào cào,... nhưng đều có các đặc điểm chung như cơ thể phân đốt, được bảo vệ bởi một bộ xương ngoài, một lớp cứng được cấu tạo chủ yếu bởi kitin,...


BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA


Ở một loài chim, ban đầu có 10 000 cá thể sống ở vùng (A), sau 5 năm, quần thể này đạt số lượng 30 000 cá thể. Với số lượng cá thể tăng nhanh dẫn đến nguồn thức ăn trong môi trường bị khan hiếm. Do điều kiện sống khó khăn nên đã có 15 000 cá thể di cư sang vùng (B) để tìm môi trường sống mới.

[Sách mới] Soạn Sinh 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống - Chân trời sáng tạo

Câu 1: Sự di cư của các loài chim liên quan đến  đặc điểm nào của cấp độ tổ chức sống?

Câu 2: Sự di cư có vai trò gì đối với loài chim này?

Lời giải:

Câu 1: Sự di cư của các loài chim liên quan đến đặc điểm hệ thống mở và tự điều chỉnh của thế giới sống.

Câu 2:  Di cư giúp chim tìm được môi trường sống mới có lợi cho sự phát triển và sinh sản, môi trường mới đáp ứng đủ nhiệt độ và nơi ở phù hợp cũng như cung cấp đu thức ăn cho chim. 


SÁCH BÀI TẬP


Câu 1: Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm

A. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái

B. Tế bào, cơ thể, quần thể và quần xã

C. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và sinh quyển

D. Bào quan, tế bào, cơ thể và quần thể

Câu 2: Đặc tính quan trọng nhất giúp đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là 

A. Trao đổi chất và năng lượng

B. Sinh sản

C. Sinh trường và phát triển

D. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi

[Sách mới] Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3 CTST: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Câu 3: Tổ chức sống thấp hơn làm nền tảng cho tổ chức sống cao hơn. Là đặc điểm của nguyên tắc nào của cấp tổ chức sống

A. Nguyên tắc thứ bậc

B. Hệ thống mở

C. Hệ thống tự điều chỉnh

D. Liên tục tiến hóa

Câu 4: Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là

A. Các đại phân tử 

B. Tế bào 

C. Mô

D. Cơ quan

Câu 5: Khi nói về động vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?

1. Tự tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho hệ sinh thái

2. Làm tăng lượng oxi của không khí

3. Cung cấp thực phẩm cho con người

4. Góp phần tạo ra sự cân bằng sinh thái

5. Nhiều loài có thể là tác nhân gây truyền bệnh cho con người

6. Khi tăng số lượng đều gây hại cho cây trồng

A. 5

B. 4 

C. 3 

D. 2

Câu 6: Tất cả các tổ chức sống đều là hệ mở. Tại sao?

A. Vì thường xuyên trao đổi chất với môi trường

B. Vì thường xuyên có khả năng tự điều chỉnh

C. Vì thường xuyên biến đổi và liên tục biến hóa

D. Vì có khả năng sinh sản, cảm ứng và vận động

Câu 7: Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là?

A. Trao đổi chất và năng lượng

B. Sinh sản

C. Sinh trưởng và phát triển

D. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi

Câu 8: Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống là

1. Cơ thể.

2. Tế bào

3. Quần thể

4. Quần xã

5. Hệ sinh thái

Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là

A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5

B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5

C. 5 → 4 → 3 → 2 → 1

D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1

Câu 9: "Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chứng sống nào dưới đây?

A. Cá thể.

B. Quần thể.

C. Quần xã

D. Hệ sinh thái

Câu 10: Trong các cấp tổ chức sống dưới đây, cấp nào là lớn nhất ?

A. Tế bào

B. Quần xã

C. Quần thể

D. Bào quan

Câu 11: Tế bào nào sau đây là nhỏ nhất?

A. Vi khuẩn Mycoplasma

B. Trứng đà điểu

C. Trứng người

D. Tế bào hồng cầu

Câu 12: Trong cơ thể đa bào các tế bào được tổ chức hoạt động với nhau như thế nào?

A. Hoạt động độc lập sau đó tích lũy kết quả hoạt động lại cung cấp cho cơ thể

B. Phối hợp hoạt động theo từng nhóm tế bào cùng hình dạng

C. Phối hợp hoạt động theo từng nhóm tế bào cùng kích thước

D. Phối hợp hoạt động theo một số cấp tổ chức lớn trên cấp tế bào

Câu 13: Cấp thấp nhất của tổ chức sinh học có thể thực hiện các hoạt động cần thiết cho sự sống là:

A. Hệ thống cơ quan

B. Mô

C. Bào quan

D. Tế bào

Câu 14: Đơn vị cấu trúc nhỏ nhất của sự sống là?

A. tế bào

B. các cơ quan

C. mô

D. Nhân

Câu 15: Trong các cấp tổ chức của thế giới sống sau đây, cấp thấp nhất là?

A. Tế bào

B. Phân tử

C. Bào quan

D. Nguyên tử


Post a Comment

Previous Post Next Post