MỤC TIÊU
- Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn.
- Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học.
TÓM TẮT KIẾN THỨC
💡 Mở đầu
Những con tắc kè trong hình dưới đây có gì khác nhau? Điều gì làm cho chúng trở nên khác nhau đến vậy?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Những con tắc kè trong hình dưới có hình dạng, màu sắc cơ thể khác nhau.
- Những con tắc kè có hình dạng, màu sắc cơ thể khác nhau để dễ ngụy trang trong từng môi trường → Giúp con tắc kè ẩn nấp tốt hơn, tránh được kẻ thù.
1. ĐA DẠNG SINH HỌC LÀ GÌ?
Tìm hiểu về đa dạng sinh học
👨👩👧👦 Thảo luận
1. Quan sát các hình từ 33.1 đến 33.4 và thông tin về đa dạng các nhóm sinh vật đã học, em hãy cho biết đa dạng sinh học là gì?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi trường sống. Đa dạng sinh học thể hiện sự thích nghi của sinh vật với các điều kiện sống khác nhau.
👨👩👧👦 Thảo luận
2. Quan sát các hình từ 33.2 đến 33.4, em có nhận xét gì về số loài sinh vật trong các môi trường sống khác nhau?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
Đặc điểm |
Hoang mạc |
Đài nguyên |
Rừng mưa nhiệt đới |
Khí hậu |
Khô nóng, vực nước ít |
Mùa đông, băng tuyết phủ gần như quanh
năm |
Nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho sự
phát triển của các loài sinh vật. |
Thực vật |
Thưa thớt: xương rồng |
Thưa thớt, chỉ có một số loài như sổi,
dẻ |
Thực vật có quanh năm, là nguồn thức
ăn dối dào cho các loài động vật. Đa dạng sinh học thể hiện rõ rệt với số
lượng cá thể và số lượng loài lớn và phân bố ởcác khu vực khác nhau. |
Động vật |
Chuột nhảy, lạc đà, rắn hoang mạc,... |
Gấu trắng, cá voi, chim cánh cụt,... |
📖 Mở rộng
Đa dạng sinh học Việt Nam
- Việt Nam là một trong những nước Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học và được xếp thứ 16 trong số các quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới. Do sự khác biệt lớn về khí hậu, từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình, đã tạo nên tính đa dạng sinh học cao ở Việt Nam. Năm 2015, Việt Nam đã thống kê được 11 373 loài thực vật bậc cao (Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín) và hàng nghìn loài rêu, tảo, nấm, ...
- Hệ thống động vật Việt Nam cũng hết sức phong phú. Hiện đã thống kê được 310 loài thú, 870 loài chim, 296 loài bò sát, 162 loài ếch nhái, trên 1000 loài cá nước ngọt, hơn 2000 loài cá biển và thêm vào đó là hàng chục nghìn loài động vật không xương sống ở cạn, ở biển và ở nước ngọt. Chúng ta tin rằng ở Việt Nam còn nhiều loài động vật, thực vật chưa được biết đến.
(Nguồn: Hội thảo chuyên đề “Phục hồi hệ sinh thái và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu” Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường – Đại học Quốc gia Hà Nội)
✍️ Ghi nhớ
- Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi trường sống.
- Dựa vào điều kiện khí hậu, đa dạng sinh học được phân chia theo các khu vực như: đa dạng sinh học ở hoang mạc, đa dạng sinh học vùng đài nguyên, đa dạng sinh học rừng mưa nhiệt đới, đa dạng sinh học vùng ôn đới, đa dạng sinh học rừng lá kim, ...
2. VAI TRÒ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC
Tìm hiểu vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và thực tiễn
👨👩👧👦 Thảo luận
3. Từ thông tin hình 33.5 và 33.6, em hãy cho biết vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Đa dạng sinh học giúp cân bằng sinh thái, tạo ra mối liên hệ mật thiết, nhất là về mặt dinh dưỡng giữa các loài trong tự nhiên.
- Đa dạng thực vật điều hoà không khí, làm sạch môi trường, chắn sóng và chống sạt lở ven biển.
👨👩👧👦 Thảo luận
4. Quan sát hình 33.7, em hãy chỉ ra giá trị thực tiễn mà đa dạng sinh học đem lại cho con người.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
Giá trị của đa dạng sinh học |
Tên sinh vật |
Tình trạng thực tế |
|
Trồng / Nuôi được để sử dụng |
Thu ngoài thiên nhiên |
||
Làm lương thực, thực phẩm |
Cây lúa, khoai, ngô, sắn, đậu,... Lợn,
cá, bò, tôm, cua, mực, ốc,... Nấm rơm, nấm sò, nấm hương,… Tảo xoắn |
Đa số nguồn thực phẩm thông dụng là
trông được và nuôi được. |
Ít: ếch, ba ba, nấm, ... |
Làm dược liệu |
Hà thủ ô, diếp cá, ổi, tía tô,... Con trút, rắn, bọ cạp,... Nấm linh chi, nấm lim xanh,... |
Trổng được nhũng cây thuốc thông dụng:
diếp cá, tía tô, một số loài nấm |
Đa số thu mẫu ngoài
thiên nhiên |
Làm đó dùng, vật dụng |
Gỗ lim, gỗ đinh hương, gỗ mít,... San
hô,... |
Ít, hiện đang nuôi trông nhưng phấn
lớn chưa đủ năm thu hoạch. |
Chủ yếu thu ngoài thiên nhiên |
Làm nghiên cứu khoa học |
Cây đậu, chuột bạch,... |
Chủ yếu nuôi tróng nhằm theo dõi,
nghiên cứu |
Ít khi thu mẫu ngoài thiên nhiên |
Giá trị bảo tổn, du lịch |
Vọoc Cúc Phương, cá cóc Tam Đảo |
|
|
Giá trị kinh tế |
Lúa, cao su, cà phê, chè,... Tôm, lợn,
cừu, cá sấu, ong,... |
Chủ yếu được nuôi, trống |
Ít |
📝 Củng cố
Em hãy lấy một số ví dụ thể hiện vai trò của đa dạng sinh học ở địa phương em.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
Vai trò của đa dạng sinh học ở địa phương em:
- Cung cấp lương thực - thực phẩm: lợn, gà, vịt, ...
- Cung cấp dược liệu: rau diếp cá, gừng, nghệ, ...
- Làm cảnh: phong lan, vạn tuế, các loài hoa, ...
✍️ Ghi nhớ
• Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên quý giá đối với tự nhiên và con người.
• Trong tự nhiên, đa dạng sinh học góp phần bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, chắn sóng, chắn gió, điều hoà khí hậu, duy trì sự ổn định của hệ sinh thái.
• Trong thực tiễn, đa dạng sinh học cung cấp các sản phẩm sinh học cho con người như: lương thực, thực phẩm, dược liệu, ...
3. BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC
3.1. Tìm hiểu một số hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học
👨👩👧👦 Thảo luận
5. Quan sát hình 33.8 và kể tên những hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Những hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học:
+ Khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp, phương tiện đi lại → Gây ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng đến sự sống của các loài sinh vật.
+ Các hoạt động khai thác rừng quá mức → Mất rừng khiến các loài động vật không có thức ăn, nơi sinh sống nên số lượng các loài động vật cũng sẽ suy giảm.
+ Săn bắt động vật hoang dã → Gây suy giảm các loài động vật hoang dã, ảnh hưởng đến các lưới thức ăn.
+ Xả rác bừa bãi → Gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sự sống của các loài sinh vật.
- Ngoài những hoạt động trên, còn có một số hoạt động gây suy giảm đa dạng sinh học như: đốt rừng làm rẫy, xây dựng đập thủy điện, sự di nhập các loài ngoại lai xâm lấn, chuyển đổi các phương thức sử dụng đất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,…
📝 Củng cố
Vì sao chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Mất đa dạng sinh học là mất đi sự cân bằng sinh thái; ô nhiễm môi trường; mất nguồn cung cấp lương thực - thực phẩm, dược liệu từ tự nhiên.
- Chúng ta cẩn bảo vệ đa dạng sinh học để duy trì sự cân bằng sinh thái; bảo vệ môi trường; duy trì nguồn lương thực - thực phẩm, dược liệu, ... bền vững; chung sống hoà bình với thiên nhiên và bảo vệ được nơi sống, nguồn sống cho nhiều loài sinh vật, giảm nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật quý, hiếm.
3.2. Tìm hiểu một số hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học
👨👩👧👦 Thảo luận
6. Từ thông tin gợi ý trong hình 33.9, hãy nêu một số hoạt động góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Hoạt động góp phần bảo vệ đa dạng sinh học:
+ Bảo vệ môi trường sống cho các loài động vật hoang dã.
+ Bảo tồn động vật hoang dã.
+ Trồng cây gây rừng.
+ Xử lí rác thải.
+ Nhân giống các loài cây quý hiếm.
- Ngoài ra, còn có rất nhiều biện pháp góp phần bảo vệ đa dạng sinh học như: xây dựng các khu bảo tồn sinh vật, xây dựng các chế tài xử lí nghiêm các hành vi phá rừng và săn bắn động vật trái phép, tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ môi trường,…
📝 Củng cố
Theo em, các khu bảo tồn có vai trò gì trong việc bảo vệ đa dạng sinh học?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Các khu bảo tổn là nơi bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hoá và được quản lí bằng pháp luật hoặc các phương thức hữu hiệu khác.
- Các khu bảo tồn có nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học, quản lí, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch.
♻️ Vận dụng
Em cần làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
Em cần:
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ đa dạng sinh học;
- Bảo vệ môi trường sống quanh em;
- Trồng nhiều cây xanh, ...
📖 Mở rộng
• Công ước CBD (Convention on Biological Diversity) về đa dạng sinh học là một hiệp ước đa phương, Công ước CBD có hiệu lực vào ngày 29 tháng 12 năm 1993. Tính đến nay đã có 196 nước thành viên tham gia.
• Mục tiêu của công ước là phát triển các chiến lược quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.
• Việt Nam kí kết tham gia Công ước này vào ngày 28 tháng 5 năm 1993, được phê chuẩn vào ngày 16 tháng 11 năm 1994, trở thành thành viên chính thức của Công ước vào ngày 14 tháng 2 năm 1995 và là một trong những quốc gia đầu tiên phê chuẩn Công ước. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm làm cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước này.
✍️ Ghi nhớ
❖ Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong tự nhiên và trong thực tiễn. Hiện nay đa dạng sinh học đang bị đe doạ do nhiều nguyên nhân:
- Phá rừng, khai thác gỗ, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng đô thị làm mất môi trường sống của sinh vật.
- Săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm; sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải từ các nhà máy chưa qua xử lí, từ các hoạt động sống của con người làm ô nhiễm môi trường.
❖ Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
- Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
- Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
- Xây dựng các khu bảo tồn nhằm bảo vệ các loài sinh vật, trong đó có các loài quý hiếm.
- Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
- Tăng cường các hoạt động trồng cây, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.
BÀI TẬP
✍️ Bài tập
1. Nêu vai trò của đa dạng sinh học và trong thực tiễn, lấy ví dụ.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
Vai trò của đa dạng sinh học |
Tên sinh vật |
||
Thực vật |
Động vật |
Nấm |
|
Làm thực phẩm |
Cây lúa, khoai, ngô, sắn, đậu, các loại rau, các loại củ, quả, … |
Lợn, cá, gà, vịt, ngan, bò, tôm, cua, mực, ốc,... |
Nấm rơm, nấm sò, nấm hương,... |
Làm thuốc chữa bệnh |
Hà thủ ô, diếp cá, ổi, tía tô,... |
Rắn, ngựa |
Nấm linh chi, nấm lim xanh,... |
Làm đồ dùng, vật trang trí |
Lim, sến, táu, gụ,... |
San hô,trai,ốc,... |
|
Làm cảnh |
Cây bàng, phượng, các loại hoa,đinh lăng,... |
Chó, mèo, gà, vẹt, sáo, công,... |
|
Phân huỷ xác sinh vật giúp làm sạch môi trường và cân bằng sinh thái |
Các nhóm vi khuẩn, nấm, trai,... |
✍️ Bài tập
2. Thiết kế áp phích về tuyên truyền bảo vệ đa dạng sinh học.
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Mục đích: Tuyên truyền bảo về đa dạng sinh học (giới hạn ở đối tượng học sinh).
- Yêu cầu: Thiết kế được những hoạt động có ý nghĩa nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho HS trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học.
✍️ Bài tập
3. Điều gì sẽ xảy ra với chúng ta khi đa dạng sinh học bị suy giảm?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
- Trái Đất đã mất nhiều triệu năm để có được hệ sinh thái hoàn thiện. Vì thế những gì mất đi là rất khó để hồi phục.
- Suy giảm đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bển vững của Trái Đất. Mặt khác sinh vật và hệ sinh thái là nguồn cung cấp lương thực - thực phẩm, công cụ, nhiên liệu,... Khi hệ sinh thái bị suy giảm sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực, con người phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo. Suy giảm nguồn gen và đặc biệt là trong điều kiện biến đổi khí hậu có thể sẽ dẫn đến hàng loạt các thảm hoạ thiên nhiên đe dọa cuộc sống của con người.
♻️ ĐỐ EM
Em nhìn thấy gì trong hình bên?
🌟 Lời giải chi tiết 🌟
Trong hình là con bọ lá, kích thước khoảng 5-10 cm, thuộc nhóm Chân khớp. Đây là một loài côn trùng kì lạ mà con người biết tới. Loài bọ lá thoạt nhìn qua rất giống lá cây. Cách ngụy trang này khiến cho con mồi cũng như kẻ thù của nó bị nhầm lẫn.