Bài tập KHTN 8 | Bài 4. Mol và tỉ khối của chất khí

Sách bài tập Khoa học Tự nhiên 8 | Cánh diều

Bài 4.1 trang 14
Số nguyên tử hydrogen trong 0,05 mol khí hydrogen là
A. 3,01 × 1022.
B. 3,01 × 1023.
C. 6,02 × 1022.
D. 6,02 × 1024.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: A.
- 1 mol nguyên tử hydrogen (H) là lượng hydrogen có chứa 6,022 × 1023 nguyên tử H.
⟹ Số nguyên tử có trong 0,05 mol nguyên tử hydrogen:
0,05 × 6,022 × 1023 = 3,01 × 1022 nguyên tử

Bài 4.2 trang 14
a mol khí chlorine 12,04 x 1023 phân tử Cl2. Giá trị của a là
A. 2.
B. 6.
C. 4.
D. 0,5.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Đáp án đúng là: A.
- Số mol khí chlorine là: \[a = \frac{{12,04 \times {{10}^{23}}}}{{6,022 \times {{10}^{23}}}} \approx 1,999 \approx 2\]

Bài 4.3 trang 14
Điền thông tin còn thiếu vào chỗ …… trong các câu sau:
a) Khối lượng của 2 mol Mg(OH)2 là ……
b) Số mol của 50 gam CaCO3 là ……
c) Số mol của 27 gam nước là ……
d) Khối lượng của 0,2 mol Na2O là ……
e) Số nguyên tử oxygen có trong 0,5 mol CO2 là ……

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) Khối lượng của 2 mol Mg(OH)2 là:
2 × 58 = 116 (gam)
b) Số mol của 50 gam CaCO3 là: \[\frac{{50}}{{100}} = 0,5(mol)\] c) Số mol của 27 gam nước là:
\[\frac{{27}}{{18}} = 1,5(mol)\] d) Khối lượng của 0,2 mol Na2O là:
0,2 × 62 = 12,4 (gam)
e) Số nguyên tử oxygen có trong 0,5 mol CO2 là:
2 × 0,5 × 6,022 x 1023 = 6,022 x 1023 (nguyên tử)

Bài 4.4 trang 14
a) Hoàn thành thông tin trong bảng sau bằng cách điền vào chỗ …… cho phù hợp.
b) Hãy vẽ hình (lập phương, cầu …) so sánh thể tích các chất khí trên ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a)

Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất

Chất khí X

Chất khí Y

Chất khí Z

Số mol (mol)

1,5

3

2

Thể tích (lít)

36

72

48

b)

Bài 4.5 trang 14
Cho biết khối lượng N phân tử những chất sau: khí oxygen (O2), muối ăn (NaCl), hydrochloric acid (HCl), sodium hydroxide (NaOH), carbondioxide (CO2), sulfuric acid (H2SO4).

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

1. Khối lượng N phân tử oxygen: (16 × 2) × 1 = 32 gam.

2. Khối lượng N phân tử muối ăn: (23 + 35,5) × 1 = 58,5 gam.

3. Khối lượng N phân tử HCl: (1 + 35,5) × 1 = 36,5 gam.

4. Khối lượng N phân tử NaOH: (23 + 16 + 1) × 1 = 40 gam.

5. Khối lượng N phân tử CO2: (12 + 16 × 2) × 1 = 44 gam.

6. Khối lượng N phân tử H2SO4: (2 × 1 + 32 + 16 × 4) = 98 gam.

Bài 4.6 trang 14
Xác định tên các nguyên tố biết:
a) 0,02 mol nguyên tố X có khối lượng là 1,28 gam.
b) 0,5 mol nguyên tố Y có khối lượng là 16 gam.
c) 0,2 mol nguyên tố Z có khối lượng là 6,2 gam.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) MX=mXnX=1,280,02=64(gam/mol)

Vậy X là nguyên tố đồng (copper (Cu)).

b) MY=mYnY=160,5=32(gam/mol)

Vậy Y là nguyên tố lưu huỳnh (sulfur (S)).

c) MZ=mZnZ=6,20,2=31(gam/mol)

Vậy Z là nguyên tố phosphorus (P).

Bài 4.7 trang 14
Một hợp chất có công thức hóa học là XO2, có khối lượng mol phân tử là 44 gam/mol. Tìm nguyên tố X.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Khối lượng mol phân tử X là: MX + 2 × 16 = 44.

⟹ MX = 44 – 16 x 2 = 12 (gam/mol).

Vậy X là nguyên tố carbon (C).

Bài 4.8 trang 15
Tính số mol và thể tích (ở đkc) của 6,4 gam các chất khí X, Y và Z biết:
a) Tỉ khối của khí X với H2 là 16.
b) Tỉ khối của khí Y với O2 là 2.
c) Tỉ khối của CO2 đối với khí Z là 2,75.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

\[\begin{array}{l} a){M_{{H_2}}} = 1 \times 2 = 2(gam/mol)\\ {M_X} = {d_{X/{H_2}}} \times {M_{{H_2}}} = 16 \times 2 = 32(gam/mol)\\ \Rightarrow {n_X} = \frac{{{m_X}}}{{{M_X}}} = \frac{{6,4}}{{32}} = 0,32(mol)\\ \Rightarrow {V_X} = {n_X} \times 24,79 = 0,32 \times 24,79 = 4,958(l) \end{array}\]

\[\begin{array}{l} b){M_{{O_2}}} = 16 \times 2 = 32(gam/mol)\\ {M_Y} = {d_{Y/{H_2}}} \times {M_{{O_2}}} = 2 \times 32 = 64(gam/mol)\\ \Rightarrow {n_Y} = \frac{{{m_Y}}}{{{M_Y}}} = \frac{{6,4}}{{64}} = 0,1(mol)\\ \Rightarrow {V_Y} = {n_Y} \times 24,79 = 0,1 \times 24,79 = 2,479(l) \end{array}\]

\[\begin{array}{l} c){M_{C{O_2}}} = 12 + 16 \times 2 = 44(gam/mol)\\ {M_Z} = \frac{{{M_{C{O_2}}}}}{{{d_{C{O_2}/Z}}}} = \frac{{44}}{{2,75}} = 16(gam/mol)\\ \Rightarrow {n_Z} = \frac{{{m_Z}}}{{{M_Z}}} = \frac{{6,4}}{{16}} = 0,4(mol)\\ \Rightarrow {V_Z} = {n_Z} \times 24,79 = 0,4 \times 24,79 = 9,916(l) \end{array}\]

Bài 4.9 trang 15
Có 5 bình (1) (2) (3) (4) và (5) có thể tích bằng nhau ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, mỗi bình chứa đầy một trong các khí sau: oxygen, nitrogen, hydrogen, carbondioxide (CO2), carbon monoxide (CO).
a) Số mol chất và số phân tử mỗi chất khí có trong mỗi bình có bằng nhau không? Vì sao?
b) Xác định khí có trong mỗi bình, biết bình (1) có khối lượng khí nhỏ nhất, bình (3) có khối lượng khí lớn nhất, khối lượng khí trong bình (2) và (5) bằng nhau.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) Ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất thì các chất khí có thể tích bằng nhau sẽ có cùng số mol chất và số phân tử khí.
Do đó, số mol chất và số phân tử mỗi chất khí có trong mỗi bình là bằng nhau.

b) - Ta có:
MH2=2gam/mol
MCO2=44gam/mol
MN2=28gam/mol
MCO=28gam/mol
MO2=32gam/mol
- Kết luận:
+ Bình (1) có khối lượng khí nhỏ nhất ⟹ chứa khí hydrogen.
+ Bình (3) có khối lượng khí lớn nhất ⟹ chứa khí carbon dioxide.
+ Khối lượng khí trong bình (2) và (5) bằng nhau nên bình (2) và (5) chứa khí carbon monoxide hoặc nitrogen.
+ Bình còn lại (bình 4) chứa khí oxygen.

Bài 4.10 trang 15
Hãy viết công thức hóa học của hai chất khí nhẹ hơn không khí, hai chất khí nặng hơn không khí.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

- Công thức hóa học của hai chất khí nhẹ hơn không khí (có phân tử khối nhỏ hơn 29): H2 (M = 2 gam/mol), N2 (M = 28 gam/mol).
Ngoài ra học sinh có thể kể: CO (M = 28 gam/mol), methane CH4 (M = 16 gam/mol), …

- Công thức hóa học của hai chất khí nặng hơn không khí (có phân tử khối lớn hơn 29): O2 (M = 32 gam/mol), CO2 (M = 44 gam/mol).
Ngoài ra học sinh có thể kể: Cl2 (M = 71 gam/mol), SO2 (M = 64 gam/mol), …

Bài 4.11 trang 15
Vì sao trong các rạp chiếu phim, nhà hát, người ta thường thiết kế cửa sổ ở phía dưới, gần với sàn nhà?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Ở những nơi như rạp chiếu phim, rạp hát, … khi có đông người thì nồng độ khí CO2 lớn hơn bình thường. Vì vậy, các cửa sổ thường được thiết kế ở phía dưới gần sàn nhà để khí CO2 (nặng hơn không khí, nằm nhiều ở sát mặt đất) thoát ra ngoài dễ dàng hơn.

Sách bài tập Khoa học Tự nhiên 8 | Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài 3.1 trang 8
Tính số mol nguyên tử hoặc mol phân tử trong những lượng chất sau:
a) 8,428.1022 nguyên tử K.
b) 1,505.1024 phân tử SO2.
c) 7,224.1023 nguyên tử Na.
d) 1,204.1021 phân tử K2O.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) Số mol nguyên tử K là: 8,428.10226,022.1023=0,14(mol)

b) Số mol phân tử SO2 là: 1,505.10246,022.1023=2,5(mol)

c) Số mol nguyên tử Na là: 7,224.10236,022.1023=1,2(mol)

d) Số mol phân tử K2O là: 1,204.10216,022.1023=0,002(mol)

Bài 3.2 trang 8
Tính số nguyên tử hoặc phân tử có trong những lượng chất sau:
a) 0,1 mol nguyên tử O.
b) 1,15 mol nguyên tử C.
c) 0,05 mol phân tử O2.
d) 2 mol phân tử NO2.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) 0,1.6,022.1023 = 6,02.1022 nguyên tử O.

b) 1,15.6,022.1023 = 6,93.1023 nguyên tử C.

c) 0,05.6,022.1023 = 3,11.1022 phân tử O2.

d) 2.6,022.1023 = 1,204.1024 phân tử NO2.

Bài 3.3 trang 8
Tính khối lượng của 1 mol
a) nguyên tử hydrogen (H).
b) nguyên tử chlorine (Cl).
c) phân tử chlorine Cl2.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) Khối lượng mol của nguyên tử H: 1 g/mol.

b) Khối lượng mol của nguyên tử Cl: 35,5 g/mol.

c) Khối lượng mol của phân tử Cl2: 35,5.2 = 71 g/mol.

Bài 3.4 trang 8
Tính khối lượng (theo đơn vị gam) của những lượng chất sau:
a) 0,15 mol Fe.
b) 1,12 mol SO2.
c) Hỗn hợp gồm 0,1 mol NaCl và 0,2 mol đường (C12H22O11).
d) Dung dịch có 1 mol C2H5OH và 2 mol nước (H2O).

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) Khối lượng sắt là: mFe = 0,15.56 = 8,4 (g).

b) Khối lượng mol phân tử SO2 là: 32 + 16.2 = 64 (g/mol).

Khối lượng SO2 là: mSO2= 1,12.64 = 71,68 (g).

c) Khối lượng mol phân tử NaCl là: 23 + 35,5 = 58,5 (g/mol)

Khối lượng NaCl là: mNaCl = 58,5.0,1 = 5,85 (g);

Khối lượng mol phân tử đường là: 12.12 + 22.1 + 11.16 = 342 (g/mol)

Khối lượng đường là: mđường = 0,2.342 = 68,4 (g).

Khối lượng hỗn hợp: 5,85 + 68,4 = 74,25 (g).

d) Khối lượng mol phân tử C2H5OH là: 2.12 + 6.1 + 16 = 46 (g/mol)

Khối lượng C2H5OH là: mC2H5OH= 1.46 = 46 (g);

Khối lượng mol phân tử nước là: 2.1 + 16 = 18 (g/mol)

Khối lượng nước là: mnước = 2.18 = 36 (g)

Khối lượng dung dịch là: 46 + 36 = 82 (g).

Bài 3.5 trang 9
Lượng chất nào sau đây chứa số mol nhiều nhất?
A. 16 gam O2.
B. 8 gam SO2.
C. 16 gam CuSO4.
D. 32 gam Fe2O3.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Đáp án đúng là: A

Chất

O2

SO2

CuSO4

Fe2O3

Khối lượng

16

8

16

32

Số mol tính được

0,5

0,125

0,1

0,2


Bài 3.6 trang 9
Hãy tính:
a) Số mol nguyên tử Cl có trong 36,5 gam hydrochloric acid (HCl).
b) Số mol nguyên tử O có trong 11 gam khí carbon dioxide (CO2).
c) Số mol nguyên tử C có trong 3,42 gam đường (C12H22O11).

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) Số mol phân tử HCl: 36,536,5 = 1 (mol)

Trong 1 phân tử HCl có 1 nguyên tử Cl.

Vậy: 1 mol phân tử HCl có 1 mol nguyên tử Cl.

b) Số mol phân tử CO2 là: 1144 = 0,25 (mol)

Trong 1 phân tử CO2 có hai nguyên tử O.

Vậy: 0,25 mol phân tử CO2 có 0,5 mol nguyên tử O.

c) S mol phân tửC12H22O11: 3,42342 = 0,01 (mol)

Trong 1 phân tử C12H22O11 có 11 nguyên tử C.

Vậy: 0,01 mol phân tử C12H22O11 có 0,11 mol nguyên tử C.

Bài 3.7 trang 9
Tìm thể tích ở 25 °C, 1 bar của những lượng khí sau:
a) 1,5 mol khí CH4.
b) 42 gam khí N2.
c) 3,01.1022 phân tử H2.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) VCH4 = 24,79.1,5 = 37,185 (L).

b) Số mol N2 là: nN2=4228= 1,5 (mol)

VN2 = 24,79.1,5 = 37,185 (L).

c) Số mol H2 là: nH2=3,01.10226,022.1023= 0,05 (mol)

VH2 = 24,79.0,05 = 1,2395 (L).

Bài 3.8 trang 9
Tìm thể tích ở 25 °C, 1 bar của những lượng khí sau:
a) Hỗn hợp gồm 1 mol CO2 và 1 mol O2.
b) Hỗn hợp gồm 0,05 mol CO; 0,15 mol CO2 và 0,2 mol O2.
c) Hỗn hợp gổm 10 gam O2 và 14 gam N2.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) Tổng số mol khí là: 1 + 1 = 2 (mol).

Thể tích hỗn hợp là: Vhỗn hợp = 24,79.2 = 49,58 (L).

b) Tổng số mol khí là: 0,05 + 0,15 + 0,2 = 0,4 (mol).

Thể tích hỗn hợp là: Vhỗn hợp = 24,79.0,4 = 9,916 (L).

c) Số mol O2: nO2=1032= 0,3125 (mol).

Số mol N2: nN2=1428= 0,5 (mol).

Tổng số mol khí: 0,3125 + 0,5 = 0,8125 (mol).

Thể tích hỗn hợp: Vhỗn hợp = 24,79.0,8125 = 20,142 (L).

Bài 3.9 trang 9
Ở điều kiện 25 °C, 1 bar, một quả bóng cao su chứa đầy khí carbon dioxide (CO2) có thể tích 2 L. Hãy tính khối lượng khí carbon dioxide trong quả bóng.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Số mol khí CO2 trong quả bóng là:

nCO2=224,79= 0,081 (mol)

Khối lượng khí carbon dioxide trong quả bóng là:

mCO2= 0,081.44 = 3,564 (g).

Bài 3.10 trang 9
Tính tỉ khối đối với không khí của các khí sau: HCl, NH3, C2H6, H2S, NO, NO2.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Áp dụng công thức: dA/kk=MA29, ta có:

dHCl/kk=36,529=1,259;

dNH3/kk=1729=0,586;

dC2H6/kk=3029=1,034;

dH2S/kk=3429=1,172;

dNO/kk=3029=1,034;

dNO2/kk=4629=1,586.

Bài 3.11 trang 9
Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Trong 0,12 mol phân tử Cl2 có 0,06 mol nguyên tử Cl.
b) Số nguyên tử O trong 0,15 mol phân tử O2 và trong 0,1 mol phân tử O3 bằng nhau.
c) Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, thể tích của 0,1 mol khí H2 bằng thể tích của hỗn hợp gồm 1 mol khí HCl và 0,1 mol khí HBr.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) Sai vì 0,12 mol phân tử Cl2 có 0,24 mol nguyên tử Cl.

b) Đúng vì số mol nguyên tử O trong 0,15 mol phân tử O2 là 0,3 mol; số mol nguyên tử O trong 0,1 mol phân tử O3 cũng là 0,3 mol.

c) Sai vì ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, thể tích của 0,1 mol khí H2 nhỏ hơn thể tích của hỗn hợp gồm 1 mol khí HCl và 0,1 mol khí HBr.

Bài 3.12 trang 9
Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, có 4 quả bóng giống hệt nhau, chứa lần lượt các khí He, H2, Cl2, CO2. Hãy cho biết: khối lượng khí trong quả bóng nào lớn nhất, khối lượng khí trong quả bóng nào nhỏ nhất.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất, số mol khí trong 4 quả bóng giống hệt nhau sẽ bằng nhau. Như vậy, khối lượng khí sẽ tỉ lệ thuận với khối lượng phân tử của các khí.

Vậy, khối lượng khí trong các quả bóng giảm dần như sau: H2 < He < CO2 < Cl2.

Hay khối lượng khí trong quả bóng chứa Cl2 là lớn nhất; khối lượng khí trong quả bóng chứa H2 là bé (nhỏ) nhất.

Bài 3.13 trang 10
Bơm đầy một loại khí vào quả bóng, thấy quả bóng bị đẩy bay lên. Hỏi trong quả bóng có thể chứa những loại khí nào sau đây?
Acetylene (C2H2); oxygen (O2); hydrogen (H2); carbon dioxide (CO2); sunfur dioxide (SO2).
Hãy giải thích.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Khí

C2H2

O2

H2

CO2

SO2

KLPT

26

32

2

44

64

Quả bóng bị đẩy lên trên chứng tỏ khí trong quả bóng nhẹ hơn không khí, tức là khối lượng mol phân tử của khí đó nhỏ hơn 29 g/mol.

Các khí có thể chứa trong quả bóng đó: acetylene (C2H2) M = 26 g/mol, hydrogen (H2) M = 2 g/mol.

Bài 3.14* trang 10

Tính khối lượng mol trung bình của các hỗn hợp khí sau đây:

a) Hỗn hợp gồm H2 và Cl2 có tỉ lệ 1 : 1 về số mol.

b) Hỗn hợp gồm CO và N2 có tỉ lệ 2 : 3 về số mol.

c) Hỗn hợp gồm H2, CO2 và N2 có tỉ lệ 1 : 2 : 1 về số mol.

Cho biết công thức tính khối lượng mol phân tử trung bình của một hỗn hợp:

MTB=mhhnhh=M1.n1+M2.n2+....n1+n2+....

Trong đó:

MTB là khối lượng mol phân tử trung bình của hỗn hợp.

M1, M2... là khối lượng mol của các chất trong hỗn hợp.

n1, n2,... là số mol tương ứng của các chất.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp:

MTB=2.1+71.11+1 = 36,5 (g/mol);

b) Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp:

MTB=28.2+28.32+3 = 28 (g/mol);

c) Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp:

MTB=2.1+44.2+28.11+2+1= 29,5 (g/mol);

Bài 3.15 trang 10
Trong các hỗn hợp khí ở câu 3.14, hỗn hợp nào nặng hơn không khí, hỗn hợp nào nhẹ hơn không khí? Tính tỉ khối đối với không khí của các hỗn hợp trên.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Hỗn hợp (a), (c) nặng hơn không khí; hỗn hợp (b) nhẹ hơn không khí.

Tỉ khối của các hỗn hợp so với không khí:

dhh(a)/kk=36,529=1,259;dhh(b)/kk=2829=0,966;dhh(c)/kk=29,529=1,017.

Bài 3.16 trang 10
Trong phòng thí nghiệm có các dụng cụ và hoá chất sau: ống đong (giới hạn đo là 100 mL, độ chia nhỏ nhất là 1 mL), ống hút, ethanol (công thức phân tử là C2H5OH). Hãy trình bày cách lấy một lượng ethanol bằng 1,56 mol, biết rằng khối lượng riêng của ethanol là 0,78 g/mL.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Khối lượng ethanol cần lấy: methanol = 1,56.46 = 71,76 gam.

Thể tích ethanol cần lấy: Vethanol = mD=71,760,78=92(mL).

Vậy: dùng ống đong lấy 92 mL ethanol, đó là 1,56 mol ethanol.

Bài 3.17 trang 10
Tính khối lượng không khí có trong một lớp học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 10 m, chiều rộng 6 m và cao 3,5 m. Biết rằng nhiệt độ phòng là 25 °C và áp suất không khí trong phòng là 1 bar. Coi không khí có gần đúng 20% O2 và 80% N2 về thể tích.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Thể tích không khí trong lớp học: 10 . 6 . 3,5 = 210 (m3).

Thể tích oxygen: 210.20% = 42 (m3) = 42 000 L.

Số mol oxygen: 42 00024,79= 1694 (mol).

Khối lượng oxygen: moxygen = 1694 . 32 = 54 208 (g).

Thể tích nitrogen: 210.80% = 168 (m3) = 168 000 L.

Số mol nitrogen: 16800024,79= 6777 (mol).

Khối lượng nitrogen: mnitrogen = 6777.28 = 189756(g).

Khối lượng không khí trong lớp học:

mkk = 54 208 + 189 756 = 243 946 (g) = 243,946 kg.

Bài 3.18 trang 10

a) Có hai hỗn hợp khí như sau:

(1) Hỗn hợp CO và C2H6 có tỉ lệ 1 : 2 về số mol.

(2) Hỗn hợp CH4 và CO2 có tỉ lệ 2 : 1 về số mol.

Bơm các hỗn hợp khí trên vào quả bóng A và B giống hệt nhau. Quan sát thấy hiện tượng như Hình 3.1.

a) Quả bóng A và B lần lượt chứa hỗn hợp khí nào?

b) Nếu một quả bóng được bơm đầỵ bằng không khí, nó sẽ bị đẩy bay lên hay nằm trên mặt bàn?

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

a) Khối lượng mol phân tử trung bình của hỗn hợp 1:

Mhh(1)=28.1+30.21+2= 29,333 (g/mol)

Khối lượng mol phân tử trung bình của hỗn hợp 2:

Mhh(2)=16.2+44.12+1= 25,333 (g/mol).

Quả bóng B bay lên nên suy ra sẽ chứa hỗn hợp khí có khối lượng mol phân tử trung bình nhỏ hơn không khí. Vậy B chứa hỗn hợp (2).

Còn lại quả bóng A chứa khí nặng hơn không khí, không bay lên được. Vậy A chứa hỗn hợp (1).

b) Nếu một quả bóng được bơm đầy bằng không khí, nó sẽ nằm trên mặt bàn.

Bài 3.19 trang 10
Làm bay hơi hoàn toàn m gam ethanol (C2H5OH), thấy thể tích thu được đúng bằng thể tích của 14 gam nitrogen (N2) ở cùng điểu kiện nhiệt độ và áp suất. Tính m.

🌟 Lời giải chi tiết 🌟

Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, nếu 2 khí có cùng thể tích thì có cùng số mol.

Số mol khí nitrogen là: nN2=1428= 0,5 (mol)

Vậy số mol ethanol cũng là 0,5 mol.

Suy ra khối lượng ethanol là: m = 46.0,5 = 23 (gam).

Post a Comment

Previous Post Next Post